Toàn cảnh thị trường 270121
Sau phiên giảm nhẹ hôm qua, chỉ số VNIndex và VN30 có phiên biến động mạnh hoàn toàn dưới vùng tham chiếu trong bối cảnh hầu hết các TTCK khu vực Châu Á đều giảm. Cung giá thấp xuất hiện từ đầu phiên và gia tăng liên tục, trong khi đó cầu chỉ sẵn sàng ở vùng giá thấp giúp 2 chỉ số tránh được các nhịp giảm sâu.
Đóng cửa, chỉ số VNIndex giảm 29.93 điểm (-2.57%) về còn 1136.12 điểm; áp lực chính đến từ 29.2 điểm (-2.53%) sụt giảm của chỉ số VN30. Biên độ dao động từ mức thấp nhất đến cao nhất của 2 chỉ số lần lượt là 44 điểm và 48 điểm.
Rổ VN30 chỉ có 3 mã tăng là ROS, MBB, NVL cùng với MWG giữ được giá tham chiếu. Toàn thị trường chịu lực bán giá thấp trên diện rộng với 395 mã giảm trên HOSE, khiến chỉ số VNMidcap và VNSmallcap cũng mất 2.74% và 2.58% số điểm.
Góp mặt trong nhóm cổ phiếu tác động giảm mạnh nhất lên thị trường chung là GVR, nhóm Vingroup và nhóm Ngân hàng. Trong khi đó KBC, HSG, DIG, VCI, TPB, GEX, VGC, PVD, DBC kéo giảm các chỉ số ở nhóm vốn hóa thấp hơn.
MBB là cổ phiếu duy nhất trong nhóm Ngân hàng đi ngược diễn biến chung. Cổ phiếu đảo chiều từ mức giá đỏ đến khi đóng cửa tăng 1.6% đạt mức cao nhất trong ngày. Động lực tăng giá cho MBB đến từ NĐTNN lẫn trong nước.
Nhóm Dệt may và Dược phẩm cũng cho thấy diễn biến tích cực hơn thị trường chung trong phiên hôm nay khi ghi nhận sắc xanh ở nhiều mã như MSH, TCM, VGG, VGT, IMP, DBT, PME…
Các NĐTNN nước ngoài bán ròng -151 tỷ đồng, ghi nhận nhiều nhất ở HPG -90.6 tỷ đồng, VNM -86 tỷ đồng, GAS -35 tỷ đồng, PLX -33 tỷ đồng; trong khi đó chiều mua ròng ghi nhận GT nhiều nhất ở chứng chỉ quỹ FUEVFVND +147 tỷ đồng, NVL +61 tỷ đồng, VHM +34 tỷ đồng.
KLGD trên Vindex cao hơn ngày trước và giá đóng cửa nằm ở nửa dưới biên độ giá ngày, do đó đây là một ngày phân phối. Nhưng do thị trường đã giảm trên 8% từ đỉnh nên đã ở trong nhịp điều chỉnh rồi, không cần tiếp tục đếm ngày phân phối. Vẫn có tín hiệu tích cực là giá đóng cửa kéo lên vượt ra ngoài phạm vi nguy hiểm là 25% phía dưới cùng trong biên độ giá ngày. Việc thị trường điều chỉnh mạnh là hoàn toàn không bất ngờ bởi khi lực cầu bắt đáy đã không còn thì lực chốt lời hàng bắt đáy sẽ gia tăng, và hàng kẹp cũng tiếp tục trạng thái hoảng loạn bán tháo ra. Lịch sử từng có đợt bán tháo mạnh vào đầu tháng 2/2018, sau đó hồi phục yếu hơn lần này, cuối cùng thị trường vẫn đi lên hấp thụ hết đợt bán.
Mua cổ phiếu trong thị trường điều chỉnh tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhà đầu tư nên thắt chặt quản trị danh mục, nếu còn giữ tỷ trọng cao thì bán bỏ tất cả các mã giảm gãy qua đường MA10 ngày, bán bỏ tất cả các vị thế thua lỗ quá 7-8%, trường hợp chưa bán bị giảm sâu quá rồi thì chờ hồi phục.
Với các nhà đầu tư đã thoát hàng sớm và muốn giải ngân lại thì phải chọn lọc kỹ càng, chỉ nên mua các mã rất khoẻ với sự hỗ trợ của KQKD mạnh mẽ quý 4, và tỷ trọng không quá 50% tiền thịt, càng chơi ít thì rủi ro càng thấp, ôm tiền là lựa chọn tốt nhất lúc này cho tới khi thị trường có ngày xác nhận FTD mới. Nếu muốn đầu tư chỉ nên tập trung vào nhóm cổ phiêu BDS, và các mã rất khoẻ như MSN PNJ MWG tại các điểm mua thích hợp. Chỉ nên giải ngân mạnh trở lại khi thị trường có ngày xác nhận xu hướng tăng FTD với mức tăng trên 1,2% (càng cao càng tốt) với KL cao hơn ngày trước đó.
Khúc Ngọc Tuyên – SSI Research
1 Comment
Rattling wonderful information can be found on web
site.Blog money