1. Mua cổ phiếu vào thời điểm nào? Hai tiêu chí cần xem xét trước tiên
Ngoài việc có lợi nhuận và doanh thu tăng trưởng mạnh, cổ phiếu của bạn phải ở trong vùng mua thích hợp. Hãy tìm hiểu những dấu hiệu nào nên tìm kiếm khi mua một công ty có các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ.
Đầu tiên hãy xem xét hai tiêu chí này trước khi thực hiện giao dịch mua >>
2. Tổng quan về nền giá
Có sự hiểu biết vững chãi về các nền giá là một trụ cột bắt buộc của phân tích kỹ thuật để tìm kiếm điểm mua. Các nền giá còn được gọi là giai đoạn tích lũy củng cố hay các mẫu hình biểu đồ. Biết được nền giá là gì, các nền giá được hình thành như thế nào, cộng với cách thức theo dõi và lý do cần theo dõi chúng sẽ giúp đạt hiệu suất đầu tư vượt trôi nhờ chọn đúng được các điểm mua sinh lời tốt với rủi ro thấp.
3. Cách mua cổ phiếu sử dụng các nền giá phổ biến nhất
Nghiên cứu lịch sử thị trường chứng khoán hàng trăm năm qua đã chứng minh rằng trước khi tăng giá mạnh, các cổ phiếu đều hình thành một số mẫu hình biểu đồ xác định trước, giúp xác định được thời điểm mua thích hợp, bất kể đó là General Motors năm 1915, Coca-Cola năm 1934 hay Priceline.com năm 2006, quy luật cung cầu là bất hủ và trường tồn theo thường gian. Hãy làm quen với những nền giá phổ biến nhất, thường gặp nhất: Chiếc Cốc, Hai Đáy và Nền Phẳng.
4. Các điểm mua sớm
Nếu có kỹ năng tốt về nhận diện nền giá và kỹ năng đánh giá cơ bản doanh nghiệp tốt, bạn có thể bắt đầu một phần của vị thế tối ưu (khoảng 10-15% NAV, vị thế tối ưu đầy đủ là 25% NAV) tại các điểm mua sớm xuất hiện ở mặt phải của nền giá. Điểm mua sớm cũng rất hữu ích trong những giai đoạn thị trường khó khăn, khi những điểm mua phá vỡ dễ gặp phải rũ bỏ hoặc dễ thất bại. Đôi khi T bắt đầu 1 vị thế tối ưu đầy đủ (25% NAV) ngay ở các điểm mua sớm bên trong nền giá nếu như đó là một nền giá hoàn hảo, và cổ phiếu có các yếu tố cơ bản cực kỳ tuyệt vời.
5. Các điểm mua bổ sung vị thế (mua thêm) và các điểm mua thay thế (khi bỏ lỡ điểm mua phá vỡ)
Nếu chưa mua đủ vị thế khi cổ phiếu đã phá vỡ nền giá, hoặc bạn bị cổ phiếu bỏ rơi tại điểm mua phá vỡ, hoặc mua chưa đủ vị thế tối ưu, hoặc muốn sở hữu một vị thế lớn hơn nữa ở 1 siêu cổ phiếu (trên mức 25%)… thì những cách mua ở đây sẽ giúp ích cho bạn.
Tìm hiểu các điểm mua bổ sung hoặc các điểm mua thay thế cho điểm mua phá vỡ >>
6. Các chiến lược mua khác
Ngoài các chiến lược mua kể trên, là những kiểu mua thường xuyên xuất hiện, bạn có thể mở rộng thêm chiến lược mua bằng cách nghiên cứu thêm các kỹ thuật mua khác được kỷ lục gia thế giới về giao dịch là Dan Zanger khuyến nghị sử dụng, được chúng tôi tổng hợp lại và trình bày chi tiết tại đây >>