Cập nhật tình hình thị trường 23/2/2024 sau phiên đảo chiều giảm 15 điểm từ vùng cao
Kế thúc phiên GD thứ Sáu 23/2/2024, thị trường đảo chiều giảm -15.3 điểm sau khi tăng gần 14 điểm lên mức cao nhất trong ngày 1240.8. Mức giảm 15 điểm không lớn nhưng vì đảo chiều từ vùng giá cao trong ngày nên tạo ra biên độ lớn từ đỉnh đến đáy ngày, mang đến một thanh giá nhìn khá ghê với khối lượng cao nhất kể từ đáy tháng 10/2023 tới nay. Khối lượng khớp lệnh trên VNindex đạt gần 1,33 tỷ cổ phiếu. Trong đó, già nửa là khối lượng bán từ 1h30 đến hết phiên (680 triệu). Nhìn chung, đây là một phiên GD tiêu cực, lực bán mạnh, nhưng vẫn có một số điểm cần chú ý. Đầu tiên, dù KL bán rất cao, nhưng cầu mua cũng khoẻ, nên chỉ giảm 15 điểm (-1.25%), dừng chân tại MA10 ngày. Thông thường với lực bán lớn tới mức này nếu cầu mua yếu thì thị trường có thể rơi sâu hơn nhiều (30 điểm trở lên). Cầu mua khoẻ cho thấy điều gì? Đó là lượng tiền lớn vẫn đang chực chờ để tham gia thị trường, đồng thời các tổ chức lớn sau khi bán ra ở vùng cao đã mua lại ở vùng thấp, chưa rời cuộc chơi. Khi mà dòng tiền muốn tham gia vẫn còn nhiều thì tất nhiên tổ chức lớn (gọi nôn na là tạo lập) chưa rời cuộc chơi, và chưa hết sóng được. Ngoài ra, trong một thị trường bull, luôn có nhiều phiên rung lắc mạnh, càng lên cao càng có rung lắc, không tránh được, đây mới chỉ là nhịp rung lắc mạnh đầu tiên suốt từ chân sóng của nhóm bank và bluechip kể từ ngày 25/12. Thị trường chứng khoán được thiết kế để giữ nhiều người bên lề nhất có thể, để ít người giành được chiến thắng nhất có thể, nên việc xảy ra những phiên rung lắc như thế này là bình thường. Còn theo phương pháp đếm phân phối (những phiên có lực bán mạnh), thị trường cũng chỉ mới có một ngày phân phối, khi có 2 ngày thì bắt đầu cảnh giác, ba ngày mới bắt đầu bán chốt hạ tỷ trọng. Vì vậy, nếu đang cầm các cổ phiếu mạnh, dẫn sóng, chưa có tín hiệu bán trên chính cổ phiếu, thì đây chưa phải là tín hiệu để phải bán, nhưng nếu đang cầm các cổ phiếu yếu, đội sổ, thì phải chú ý các tín hiệu xấu và rời bỏ chúng để tránh thiệt hại.
Xem xét trên từng nhóm vốn hoá (xem biểu đồ hình 2, 3, 4) thì VN30 giảm điểm ít nhất (-1.36%), trong khi Midcap giảm -2.05% và Smallcap giảm -1.76%. Điều này cho thấy Bluechip vốn là nhóm dẫn dắt lần này, bị mất điểm ít nhất, tức là vẫn khoẻ nhất trong số ba nhóm vốn hoá. Nhóm vốn hoá vừa và nhỏ là các nhóm vốn đã yếu, đội sổ, thì nay lại càng bị bán mạnh hơn, thể hiện rõ nét sự yếu kém, nên nếu giữ cổ phiếu thuộc các nhóm này thì cần đặc biệt lưu ý các tín hiệu xấu để quan trị rủi ro.
Hình 1. Biểu đồ ngày và 5 phút trên vnindex
Hình 2. Biểu đồ ngày nhóm Vn30 (30 cổ phiếu đại diện cho nhóm vốn hoá lớn)
Hình 3. Biểu đồ ngày nhóm Midcap (vốn hoá trung bình)
Hình 4. Biểu đồ ngày nhóm Smallcap (vốn hoá trung bình)