
Chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn, dù xuất hiện ngày phân phối đầu tiên nhưng không làm ảnh hưởng xu hướng thị trường – tiêu điểm nhóm dầu khí
Thị trường gặp khó khi tiến đến sát vùng cản tâm lý, lượng cung chốt lời dồi dào gây áp lực mạnh từ đầu phiên khiến VNIndex có lúc mất hơn 32 điểm. Lực bán có phần chững lại khi lực cầu ở vùng giá thấp được kích hoạt vào phiên chiều giúp chỉ số thu hẹp đà giảm. Đóng cửa, VNIndex giảm 1.55% về mức 1168.52 điểm với độ rộng thị trường nghiêng về các mã giảm với số lượng 362 mã vượt trội hơn 95 mã tăng. VHM (-1.48%), TCB (-3.22%), BID (-2.4%), VCB (-1.1%), GVR (-2.9%) ảnh hưởng nhiều nhất tới đà giảm điểm của thị trường.
Rổ VN30 mất -1.78% giá trị so với phiên trước, trong đó chỉ có 1 cổ phiếu trong rổ giữ được mức giá tham chiếu. Lực bán còn lan tỏa rộng sang hai nhóm vốn hóa vừa và nhỏ khi hai chỉ số VNMidcap và VNSmallcap cũng đồng thuận giảm mạnh tương ứng -1.44% và -1.18%. Mặc dù vậy thị trường vẫn ghi nhận các cổ phiếu nỗ lực đi ngược lại trạng thái chung với điểm nhấn là lĩnh vực Dầu khí: OIL (tăng trần), BSR (+10.7%), PVS (+8.4%), PVD (+2.8%)
NĐTNN vẫn tiếp tục bán ròng trên HOSE nhưng quy mô đã giảm đáng kể với tổng giá trị ròng đạt mức -229.65 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở những cổ phiếu thuộc nhóm VN30 như VNM (-75 tỷ đồng), VIC (-60 tỷ đồng), VCB (-33 tỷ đồng), POW (-32 tỷ đồng), MSN (-31 tỷ đồng), … ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh nhất PLX (+113 tỷ đồng) và chứng chỉ quỹ FUEVFVND (+53 tỷ đồng).
Điểm sáng trong phiên nay ghi nhận trên sàn HNX khi HNX Index (+0.66%) không chịu áp lực lớn và giữ được sắc xanh trong hầu hết thời gian giao dịch. Bên cạnh đó, UPCOM Index cũng chỉ giảm nhẹ -0.18% khi về cuối phiên.
SSI Research
Thị trường giao dịch sôi động khi mức thanh khoản đạt được trong phiên sáng đã gần tương đương với phiên giao dịch ngày hôm qua. KLGD khớp lệnh trên Vnindex tăng 7.7% đạt 629 triệu đơn vị, tăng lên xấp xỉ mức bình quân 50 ngày. Hành động giá và khối lượng cho thấy đây là một ngày bán mạnh hơn mua, với giá đóng cửa nằm ở nửa dưới biên độ ngày và KL cao hơn ngày trước, đúng như định nghĩa ngày phân phối. Do đó theo lý thuyết thì Vnindex đã có ngà phân phối đầu tiên trong xu hướng tăng lần này.
Thế nhưng, việc HOSE bị nghẽn lệnh từ sớm và phiên chiều chỉ giao dịch được 15 phút thì HOSE dừng nhận lệnh, do đó vị trí đóng cửa có thể không phản ánh chính xác lực cung cầu của thị trường. Nếu không bị nghẽn lệnh, rất có thể thị trường đóng cửa ở nửa trên biên độ giá, khi đó đây sẽ không phải là ngày phân phối. Nhưng điều đó không quá quan trọng, ngày phân phối giống như rượu vang, uống 1-2 ly thì có lợi cho sức khoẻ, chúng ta chỉ xay xỉn quay cuồng khi có quá nhiều ngày phân phối. Đồng thời, ngày phân phối này (cắt thủng ma10 ngày) xuất hiện khi index vừa tạo được vùng đáy mạnh cách đây 4 tuần, theo quan sát lịch sử nhiều chu kỳ thị trường, các ngày phân phối xuất hiện ở khung thời gian này sau đó thường xuyên bị xoá bỏ theo 2 quy tắc đầu trong phương pháp CANSLIM, bởi nhịp chỉnh lớn đáng kể thường xuất hiện khi thị trường đã thoát đáy đi lên khoảng 10-12 tuần trở lên, tương ứng 2,5 – 3 tháng hoặc hơn nữa. Ngoài ra, đợt bán tháo nửa sau tháng 2 trên TTCK VN diễn ra trong bối cảnh chứng khoán VN đã tăng một bước dài mà chưa có nhịp chỉnh nào, do đó khi thị trường giảm kết hợp với việc xuất hiện trở lại của Covid đã khiến cho nhịp giảm trở lên hoảng loạn và điên cuồng, thế nhưng lần này khác, chúng ta đã có một vùng đáy cứng cách đây 4 tuần, điều này giúp các thế lực tham gia thị trường hiểu rõ nếu thị trường giảm thì cái gì chờ chúng ta ở bên dưới, nên tâm lý sợ hãi không lớn, NĐT không nên đánh đồng hành động của TTCK VN với thị trường mỹ khi mà NASDAQ chưa có nhịp điều chỉnh 17% như TTCK VN 4 tuần trước. Việc nghẽn lệnh lần này sẽ không có tác động theo kiểu hình thành 1 xu hướng mới mà chỉ nhất thời, đóng vai trò như một cú rung lắc.
Xét về chu kỳ kinh tế, hiện nay chúng ta mới chỉ ở năm đầu của chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ mới, nền kinh tế vừa tạo đáy chưa được bao lâu. Do đó, thị trường VN cũng như thế giới sẽ không xuất hiện thị trường gấu ở thời điểm này, các nhịp điều chỉnh lớn trên 20% thường sẽ xuất hiện ở năm thứ 3 và thứ 4 của chu kỳ thị trường chứ không phải bây giờ.
Những món lợi nhuận lớn nhất được tạo ra trong giai đoạn đầu của chu kỳ thị trường bò tót. Thời điểm bạn bước vào năm thứ ba của chu kỳ bò tót, có hai điều thường xảy ra:
- Thị trường trở nên khó khăn và biến động hơn.
- Các cổ phiếu dẫn đầu bắt đầu lên đỉnh, sau đó giảm.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, IBD đã bật đèn đỏ báo hiệu thị trường đi vào trạng thái điều chỉnh. Nhưng họ cũng lưu ý rằng Cổ phiếu công nghệ – vốn là nhóm không phụ thuộc chu kỳ kinh tế – là nhóm chủ yếu bị bán, thể hiện qua hành động của NASDAQ, trong khi DJ và S%P – là chỉ số của các cổ phiếu chu kỳ thì vẫn không có vấn đề gì khi cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, thép, và các cổ phiếu theo chu kỳ kinh tế khác – vẫn đang vân động tốt chứ không bị bán theo nhóm công nghệ. Tính từ đỉnh thiết lập tại mức 14.173 điểm, NASDAQ cho tới hôm nay đã đã giảm sâu nhất lên tới 11%. Bạn cần lưu ý rằng tín hiệu bán cổ phiếu chuyển sang phòng thủ của IBD xuất hiện ngay khi thị trường chuyển sang xu hướng tăng gặp áp lực chứ không phải khi đã giảm 11% và đi vào thị trường điều chỉnh. IBD cũng nhắc nhở nhà đầu tư rằng Khi thị trường đã chuyển sang điều chỉnh thì ngày FTD có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, do đó đừng rời mắt khỏi thị trường mà hãy lập kế hoạch bằng cách chọn các cổ phiếu tiềm năng. Xét theo chu kỳ kinh tế, nhịp giảm trên 10 % sẽ chỉ là nhịp điều chỉnh (correction) chứ không phải thị trường gấu Bear Market. Nếu bạn nghiên cứu các tài liệu của IBD, các chỉ số chính thường xuyên phân hoá, có nhiều năm NASDAQ mạnh hơn, nhưng cũng có những giai đoạn danh mục đầu tư sẽ sinh lời tốt hơn khi đầu tư vào các cổ phiếu thuộc S&P 500 nhờ ưu thế của nhóm cổ phiếu chu kỳ.
Lời khuyên cho các nhà đầu tư cổ phiếu của các chuyên gia hàng đầu thế giới
Có nhiều dự báo rằng lạm phát đang tăng. Tuy nhiên, hiện chỉ số lạm phát vẫn đang ở mức thấp. Julian Emanuel, giám đốc chiến lược tại công ty môi giới BTIG cho biết: “Vấn đề cần bận tâm không phải là mức tăng lợi suất, mà là tốc độ tăng, mà tại thời điểm này, chúng ta không phải lo về tốc độ”. Emanuel cho biết ông sẽ lo ngại nếu lợi suất trái phiếu 10 năm bắt đầu tăng cao hơn. Ông dự báo mức lợi suất sẽ đạt 1,7% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, nếu lợi suất tăng quá nhanh, thị trường cổ phiếu có thể gặp khó khăn. Chẳng hạn, thời điểm nguy hiểm nếu lợi suất kỳ hạn 10 năm đạt đến vào khoảng 1,34% sớm trong tháng Hai. Nếu điều đó xảy ra, thị trường cổ phiếu có thể ngừng tăng trưởng và các cổ phiếu tăng cấp số nhân có thể biến thành cổ phiếu chu kỳ và cổ phiếu giá trị. Rủi ro lớn sẽ xảy ra cho các cổ phiếu chu kỳ, nhất là các cổ phiếu công nghệ. Emanuel cho rằng hoàn toàn có khả năng vào một thời điểm nào đó trong năm 2021, sự nhiệt tình của công chúng với việc đầu tư vào các công ty công nghệ sẽ chuyển sang các công ty tài chính, là các cổ phiếu chu kỳ.
Bà Calvasina cho biết khi lợi suất và dự báo lạm phát tăng, các nhà đầu tư nên kiên định mua vào cổ phiếu và bán ra trái phiếu (reflation trade). Reflation trade là thuật ngữ chỉ việc các nhà đầu tư đặt cược vào các công ty sẽ hoạt động tốt khi nền kinh tế cải thiện và mở cửa trở lại. Điều này bao gồm ngành hàng không, tài chính và công nghiệp (cổ phiếu sản xuất). Ngành năng lượng đã tăng hơn 15% khi giá dầu tăng trong năm nay, nhưng các lĩnh vực mang tính chu kỳ khác, như vật liệu và công nghiệp, chỉ tăng khoảng 2% kể từ đầu năm 2021. “Khi dự báo lạm phát đang tăng, xu hướng dễ thấy sự hoạt động kém hiệu quả của lĩnh vực công nghệ và dịch vụ truyền thông. Các lĩnh vực có xu hướng hoạt động tốt là hàng hóa và tài chính”, bà Calvasina cho biết. Bà gợi ý các lĩnh vực tăng trưởng tốt trong công nghệ và truyền thông có thể được sử dụng như một nguồn tài trợ cho việc luân chuyển nguồn vốn.
Jonathan Golub, giám đốc chiến lược tại Credit Suisse, không cho rằng lĩnh vực công nghệ sẽ bị tổn hại quá nhiều khi lợi suất tăng, nhưng mua cổ phiếu của họ lúc này là dở nhất. “Tôi không nghĩ rằng lĩnh vực công nghệ sẽ bị bóc nghẹt. Tôi nghĩ rằng cách nhìn nhận vấn đề tốt hơn đó là, ai sẽ có lợi nhiều nhất từ một nền kinh tế đang cải thiện. Câu trả lời là những công ty hoạt động theo chu kỳ và những công ty đang gặp khó khăn trong kinh doanh”, Golub nói. “Bạn muốn một công ty trên bờ vực, tăng trưởng ít, những công ty có nhiều nợ.” Golub cũng cho rằng lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cũng tích cực cho thị trường, vì chúng thể hiện một nền kinh tế đang cải thiện. “Sự kiện kích thích nhất trong lịch sử hành tinh sẽ không phải là sự kết thúc của Thế chiến thứ nhất, sự kết thúc của Thế chiến thứ hai, mà sẽ là sự mở cửa trở lại của nền kinh tế vào mùa hè này”, Golub nhận định.
Vậy thì mua gì hôm nay?
Việc mua cổ phiếu trong những cú rung lắc thế này luôn đòi hỏi NĐT sự bản lĩnh dựa trên các phân tích thuyết phục. Theo những gì đã trình bày, chúng tôi khuyến nghị NĐT còn tiền mặt có thể tiếp tục xem xét giải ngân các cổ phiếu mạnh phát điểm mua trong phiên rung lắc hôm qua. Cụ thể gồm có PVT PVD và DBC.
PVT như đã gửi đánh giá nhanh trên nhóm Zalo, là cổ phiếu đang có sự bứt phá mạnh KQKD trong quý gần nhất, còn dưới giá trị sổ sách (BV=19.2), giá dầu lên giúp PVT có thêm nhiều đơn hàng vạn tải khi các mỏ dầu tăng sản lượng. Ngoài ra, nhóm vận tải biển nói chung cũng đang là nhóm mạnh mẽ hơn hẳn các nhóm còn lại nhờ nhu cầu vận tải biển tăng cao. Trong phiên hôm qua bất chấp thị trường giảm điểm mạnh, PVT đã thể hiện bản lĩnh khi xuất hiện điểm mua Pocket Pivot từ một vùng tích luỹ chặt. Đây alf điểm mua ưa thích của chúng tôi. NĐT có thể giải ngân PVT tại vùng giá quanh tham chiếu hom nay +3-4%. Mục tiêu +20% từ giá mua trở lên.
PVD là nhóm thường xuyên có sóng khi giá dầu, cả PVD và PVT đều năm trên sàn HSX nên phiên GD 4/3 không tăng được trong khi các cổ phiếu anh chị em trên sàn HNX và UPCOM đã lên mạnh. Đêm qua giá dầu tiếp tục tăng mạnh 5% sau cuộc họp của OPEC, sẽ là lực đẩy cho cổ phiếu này khi PVD đang tích luỹ chặt trong một chiếc hộp phía trên vùng đỉnh trước đó, các sóng tăng trước đây theo giá dầu của PVD từng đưa cổ phiếu này lên vùng 3x. Chúng tôi ch o rằng NĐT có thể mua đầu cơ cổ phiếu này trong phiên hôm nay tại vùng giá tham chiếu +3-4%.
DBC như đã phân tích trong báo cáo trước, vẫn trong vùng có thể mua được, và thể hiện sức mạnh rõ nét ở phiên chỉnh mạnh hôm trước, đây là cổ phiếu có thể tiếp tục mua trong vùng giá dưới 56.
Đối cới các cổ phiếu khác, NĐT nên tiếp tục nắm giữ chờ thị trường kết thúc điều chỉnh. Không nên bán ra tại thời điểm hiện tại trừ khi cổ phiếu đó giảm trên 10% từ điểm mua đúng (nới rộng dừng lỗ so với mức bình thường do tín hiệu có thể bị nhiễu do sàn hose bị lag, ngoài ra cần cân nhắc cẩn thận lại các vị thế khi có ý định cắt lỗ, tốt nhất nên trao đổi lại với chúng tôi để có quyết định chuẩn xác hơn).
Khúc Ngọc Tuyên – Admin Công đồng Nhà đầu tư thành công – Founder team tư vấn TSI
Tư vấn đầu tư chứng khoán Zalo 0989591288