Daily Report 050121 – Toàn cảnh thị trường – Cổ phiếu hôm nay
Toàn cảnh thị trường
- Thứ Hai, 4/1/2020
VNIndex duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch, chỉ số ghi nhận mức cao nhất trong ngày quanh ngưỡng 1126.43 điểm, tăng hơn 2% so với tham chiếu. Mức sinh lời tốt của danh mục thúc đẩy nhà đầu tư gia tăng áp lực chốt lời tại vùng giá cao, khiến VN Index thu hẹp biên độ tăng trước khi đóng cửa tại mức 1,120.47 điểm (+1.5%).
Sàn HOSE chứng kiến 267 mã tăng giá, vượt trội so với 72 mã giảm điểm. Tính riêng nhóm VN30, 26 cổ phiếu đóng cửa trong sắc xanh giải thích cho mức tăng 1.97% của chỉ số, đạt 1,091.87 điểm. Dẫn đầu về biên độ tăng trong rổ vốn hóa lớn là nhóm cổ phiếu Ngân hàng, bao gồm TPB (+5.2%), TCB (+4.8%), MBB (+4.1%), STB (+3.8%),… Cổ phiếu Ngân hàng cùng với VHM (+2.8%), GAS (+2.5%),… đóng góp nhiều nhất cho số điểm tăng của VN Index.
Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục thu hút dòng tiền của nhà đầu tư, thúc đẩy chỉ số VNMidcap và VNSmallcap tăng tương ứng 2.31% và 2.1%. Một số cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ cho mức sinh lời ấn tượng có thể kể đến như KBC, HSG, PVD, SZC (tăng trần), DIG, NKG (+6.7%),….
GTGD trên HOSE đạt 16.2 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh so với quy mô 10.7 nghìn tỷ đồng trong phiên ngày thứ 6 đồng thời vượt trội so với nền thanh khoản bình quân trong tháng 12 (12.6 nghìn tỷ đồng). Tăng trưởng tốt của thanh khoản diễn ra trong bối cảnh HOSE chính thức áp dụng quy định mới về lô giao dịch tối thiểu trên HOSE (từ 10 cổ phiếu tăng lên 100 cổ phiếu).
Vị trí đóng cửa của chỉ số Vnindex (ND này bị ẩn), cùng với KLGD đạt mức cao, cho thấy hành động của thị trường là tích cực. Hiện tại Vnindex vẫn đang trong xu hướng tăng và không có ngày phân phối, các phiên điều chỉnh nếu có chỉ là (ND này bị ẩn). Hành động của NĐT là tiếp tục nắm giữ cổ phiếu mạnh và giải ngân các cổ phiếu cơ bản tốt, bật lên từ nền giá khoẻ, thuộc các nhóm ngành dẫn đầu.
Cổ phiếu hôm nay: CKG MCM MBB GEX GEG GTN
CKG
CKG sau khi điều chỉnh về MA10 với ba phiên giảm liên tiếp đã bật tăng trở lại với KLGD lớn tạo thành điểm mua Pocket Pivot tiếp diễn. Ba phiên giảm điểm liên tục trước đó tạo ra cụm nến “có vẻ giống ba con quạ đen” nhưng thực chất đây là cú rũ hàng rất đẹp vì KLGD giảm dần qua từng phiên và giá đóng cửa phiên cuối trong cụm nến đã kéo lên trên MA10 ngày. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị mua với CKG tại vùng 15-15.5, có thể mở mới vị thế cũng như mua gia tăng tỷ trọng, với giá mục tiêu >20.
MCM
Theo báo cáo tài chính quý III, MCM báo lãi sau thuế hơn 102 tỷ đồng, tăng 113% so với cùng kỳ năm trước. Với KQKD quý gần nhất bứt phá mạnh, EPS 4 quý dự phóng của MCM trong vòng 3 quý tới sẽ đạt 6000/cp tính theo vốn chủ sở hữu hiện tại, và 3700/cp sau khi tăng vốn cho cổ đồng chiến lược GTN và VNM.
Với KQKD này và tiềm năng tăng trưởng 3 con số của MCM khi về tay VNM, chúng tôi ước tính giá trị vốn hoá của MCM khi lên sàn upcom có thể đạt mức 6000 tỷ hoặc hơn nữa. Vốn hoá hiện tại của MCM là 4.983 tỷ, upsize +20% nữa.
Chúng tôi khuyến nghị mua MCM tại vùng giá 74-76 cho giá mục tiêu kỳ vọng là >90 tương ứng mức vốn hoá trên 6000 tỷ đồng.
MBB – Ngân Hàng Quân đội
Xem xét tổng thể chúng ta dễ dàng nhận thấy MBB là cổ phiếu ngân hàng đang được định giá rẻ trong khi chất lượng tài sản, chất lượng dịch vụ, vị thế trong ngành được các định chế đầu tư đánh giá cao thuộc nhóm top đầu. Chúng tôi ước tính Lợi nhuận MBB năm 2021 có thể đạt mức 9.000 tỷ đồng, nhờ nhu cầu tín dụng tăng trở lại, cũng như CASA ở mức cao, trong khi gửi tiết kiệm P/E = 15 năm.
Chúng ta nghiên cứu thêm về cơ bản của MBB và định giá MBB trong báo cáo mới được SSI Research thực hiện để nắm bắt thêm về cổ phiếu này tại link dưới đây:
Lưu ý SSI research định giá MBB hợp lý ở vùng 24.8, nhưng mức định giá này vẫn là quá rẻ, bởi chúng tôi cho rằng cổ phiếu ngân hàng P/E sẽ đều phải về mức trên 10 để phù hợp với tỷ suất sinh lời của các kên đầu tư khác như gửi tiết kiệm, tương ứng mức vốn hoá mục tiêu là 80.000-90.000 tỷ đồng, tương ứng upsize còn trên 20% từ vùng giá 24 hiện nay.
Trong phiên giao dịch 4/1 hôm qua, MBB đã bật tăng vượt lên tiệm cận vùng 24 với KLGD rất cao, tạo thành điểm mua pocket pivot, chúng tôi đã khuyến nghị mua intrday trong Zoom zalo tư vấn đầu tư, NĐT chưa vào hàng nên tiếp tục canh mua phiên kế tiếp. Các điểm PK pivot trên MBB rất ít khi xuất hiện, nhưng đã xuất hiện thì đều mang lại lợi nhuận.
Như vậy, dựa trên điểm mua PKPV vừa xảy ra trên MBB, cùng với Upsize còn lớn, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị mua với MBB tại vùng quanh 24, mục tiêu 28-29.
GTN
Vốn hoá hiện tại của GTN là 6972 tỷ, GTN sở hữu 74% VLC, VLC sở hữu 52% MCM. Theo kế hoạch công bố trước đó, MCM sẽ bán hơn 29,45 triệu cổ phần cho GTNFoods, tương đương 75% tổng lượng chào bán và hơn 9,7 triệu cổ phần còn lại cho Vinamilk. Mức giá chào bán là 30.000 đồng/cp. Dự kiến Mộc Châu Milk thu về 1.176 tỉ đồng. Với kế hoạch này, bên được lợi nhất trong “gia đình” VNM – GTN – VLC – MCM khi MCM niêm yết sẽ là GTN.
Chúng tôi kỳ vọng MCM có thể lên mức vốn hoá 6000-8000 tỷ, qua đó trở thành xúc tác ngắn hạn cho GTN. Chúng tôi đã khuyến nghị mua GTN tại điểm phá vỡ mẫu hình tam giác đối xứng (25.4-26). Hiện tại sau khi bật lên vùng 29, GTN đã có nhịp chỉnh loại bỏ các nhà đầu tư muốn chốt lãi ngắn hạn và bật lên, đây là thời điểm có thể mua gia tăng tỷ trọng GTN,với giá mục tiêu ngắn hạn 30-32.
GEG
GEG sau nhịp chỉnh KL thấp về MA10 đã bật lên với KLGD cao, tạo ra điểm mua Pocket Pivot tiếp diễn, đây là điểm có thể gia tăng tỷ trọng với GEG, chúng tôi khuyến nghị tiếp tục mua GEG tại vùng 20-21 cho giá mục tiêu 24.
GEG là một trong những công ty về năng lượng tái tạo lớn niêm yết trên sàn, đặc biệt là điện mặt trời và tới đây là điện gió. Hiện nay GEC đang sở hữu 13 Nhà máy Thủy điện với công suất 85 MW, đóng góp doanh thu bình quân 400 tỷ đồng/năm trong 5 năm gần nhất. Các dự án của GEG đưa vào hoạt động đúng thời hạn để hưởng mức giá điện FIT hấp dẫn giúp cho GEG hưởng biên LNG lên tới trên 60% đối với các dự án ĐMT và điện gió. Cụ thể, GEG đã ký hợp đồng bán điện cho EVN với giá bán như hình bên dưới:
Cập nhật quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 của GEG:
Theo báo cáo tài chính quý III/2020 của CTCP Điện Gia Lai, tổng sản lượng điện thương phẩm của Công ty trong 9 tháng đạt 480 triệu kWh, tăng 23% cùng kỳ, trong đó chiếm tỷ trong lớn nhất vẫn là Điện Mặt trời với 66%. Doanh thu thuần 9 tháng đạt 959 tỷ đồng, tăng 19% cùng kỳ, phần lớn đến từ Điện Mặt trời (72%), Thủy điện (23%), còn lại từ các hoạt động khác như Bán hàng, Xây lắp và Dịch vụ chiếm 5%. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng ghi nhận 206 tỷ đồng, tuy giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng biên EBIT, biên EBITDA đều có sự cải thiện, lần lượt đạt 50% và 77%, cho thấy triển vọng tăng trưởng trong tương lai khi các Nhà máy đi vào hoạt động ổn định và dần khấu hao hết.
GEG đã hoàn toàn hòa hợp chiến lược của mình với xu hướng của xã hội, từ đó tạo ra một cơ hội phát triển bền vững thực sự. Thực tế, doanh nghiệp đã rất kịp thời chuyển đổi trọng tâm đầu tư sản xuất từ thủy điện sang năng lượng tái tạo, nên sản lượng điện từ điện mặt trời đã cân bằng được sản lượng thủy điện. Cụ thể, trong năm 2019, cơ cấu doanh thu của GEG đã có sự dịch chuyển mạnh từ thủy điện sang điện mặt trời khi năm 2018 80% doanh thu đến từ thủy điện thì năm 2019 chỉ còn 33%, chiếm cơ cấu doanh thu lớn nhất là điện mặt trời với tỷ trọng 53%. Đáng chú ý ở đây là biên lợi nhuận gộp mảng điện mặt trời của GEG cực kỳ ấn tượng với mức trên 60%. Báo cáo năm 2019, GEG có 5 nhà máy điện mặt trời đã vận hành trước tháng 6/2019 với tổng công suất 260 MW đạt tổng doanh thu đạt 678 tỷ đồng, bình quân vượt kế hoạch khoảng 3% sản lượng, biên lợi nhuận gộp (lợi nhuận gộp/doanh thu thuần) các nhà máy nằm trong khoảng 63-68%, cao hơn trung bình ngành ở mức 35%. Trung bình đóng góp hàng năm của các Nhà máy Điện Mặt trời khoảng 900 tỷ đồng doanh thu cho GEG. Đối với Điện Mặt trời Áp mái, cuối quý III/2020, GEC vận hành khoảng 22 MWp và dự kiến đạt 30 MWp đến cuối năm 2020.
Cập nhật các dự án mới của GEG:
Sau khi hoàn thiện dự án ĐMT Đức Huệ 2 (tại Long An, công suất 49 MWp, vốn đầu tư 947 tỷ đồng) vào cuối 2020, mới đây, HĐQT công ty đã phê duyệt chủ trường đầu tư 2 dự án điện gió để kịp tiến độ hoàn thành trước 1/11/2021 nhằm hưởng biểu giá cố định ưu đãi. Theo đó, doanh nghiệp sẽ đầu tư dự án nhà máy điện gió Ia Bang 1 ở tỉnh Gia Lai, công suất 50 MW, thực hiện thông qua công ty con nắm giữ 99% vốn là Công ty Điện gió Ia Bang. Bên cạnh đó, Điện Gia Lai thông qua Công ty Năng lượng Điện gió Tiền Giang để xây dựng dự án nhà máy Điện gió Tân Phú Đông 1, công suất 100 MW, dự án V.P.L giai đoạn 01 nearshore, tại Bến Tre với công suất 30MW. Dự kiến đến cuối năm 2021, GEC sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ Điện Gió.
Triên vọng KQKD năm 2021
Năm 2021, doanh thu dự kiến sẽ tăng 27% YoY nhờ vào sự đóng góp ổn định của điện mặt trời, sự phục hồi mảng thủy điện và những đồng lợi nhuận đầu tiên từ mảng điện gió. Về điện mặt trời, công ty sẽ hoạt động tối đa công suất với điện mặt trời áp mái và năm nhà máy điện mặt trời. Doanh thu thủy điện dự kiến sẽ tăng mạnh 42% do Lanina. Ba nhà máy điện gió sẽ đi vào hoạt động trong quý cuối năm, dự kiến đóng góp khoảng 170 tỷ đồng, tương đương 10% tổng doanh thu của GEG. Giá vốn hàng bán tăng chậm ở mức 23%, do đó lợi nhuận gộp có thể tăng 30% vào năm 2021.
GEX
Chúng tôi cho rằng sau khi hợp nhất với VGC và đạt được mức lợi nhuận 1800 tỷ thì GEX hoàn toàn có thể đạt được mức vốn hoá thị trường 13 nghìn tỷ, tương ứng upsize khoảng 25-30% so với mức vốn hoá 10.700 tỷ hiện nay.Phiên trước, GTN đã bật tăng sau nhịp chỉnh về MA10 với KL thấp, chúng tôi cho rằng có thể mua mới GEX tại vùng giá <23 chu mục tiêu +25-30%.
http://nhadaututhanhcong.net/?p=9759