Đánh giá ảnh hưởng của sự kiện VND bị ngắt kết nối và VPS dừng cấp margin ngày 25/3: Càng nhiều chướng ngại vật, trò chơi càng hấp dẫn
Đã từng xảy ra nhiều vụ tấn công mạng nổi bật đối với các sàn chứng khoán trên thế giới. Nên việc một CTCK ở VN bị tin tặc tấn công là chuyện sơm hay muộn thôi, bị sớm thì sớm có kinh nghiệm phòng trừ và giúp các công ty khác tăng cường công tác an ninh mạng, đầu tư mạnh mẽ hơn vào bảo mật hệ thống. Trước đây có nhiều lần nghẽn lệnh khiến HOSE phải dừng giao dịch để sửa chữa trong nhiều ngày, sau đó thị trường giao dịch trở lại vẫn bình thường, lần này vấn đề xảy ra ở riêng VND thôi và riêng VND bị ngắt giao dịch thôi, nên tầm ảnh hưởng tới thị trường sẽ không lớn như khi cả HOSE phải dừng giao dịch trước đây. Phiên giao dịch hôm qua, thị trường bị tụt nhiều ở giữa phiên chiều khi VPS đưa chính sách tạm dừng cấp sức mua. Ban đầu dư luận cho rằng chính sách Margin này là do lo ngại vụ VND nên VPS tạm dừng để đánh giá mức độ ảnh hưởng, gây ra lo ngại gia tăng. Nhưng trong phiên họp kinh doanh chiều qua, bên VPS đã giải thích là tạm dừng margin lần này chỉ là hoạt động thường kỳ cuối quý để cân đối nguồn tiền thôi, không liên quan đến sự kiện ngắt kết nối tại VND. Sáng nay 26/3 phía VPS đã thông báo mở margin trở lại bình thường. Cho nên sự lo lắng phản ánh lên thị trường chiều qua đã được giải toả rồi. Sự kiện lần này chỉ mang tính cục bộ và ảnh hưởng ngắn hạn thôi, và thị trường giảm do có hai sự kiện xấu (VND bị ngắt kết nối và VPS dừng margin) nên lực bán là do NĐT cá nhân không phải do tổ chức, quỹ, tạo lập, các tay chơi lớn. Theo kinh nghiệm giao dịch hàng chục năm trên thị trường, tất cả những lần bán chạy hàng theo tin tức đều dẫn đến mất hàng. Do đó, T không khuyến nghị bán chạy theo sự kiện này, chúng ta chỉ cần tuân thủ các mức dừng lỗ khi cổ phiếu chúng ta sở hữu vi phạm các điều kiện xu hướng, vi phạm mức dừng lỗ ở điểm mua ban đầu (giảm trên 7% từ điểm mua nền giá thì phải cắt lỗ vị thế đó) hoặc giảm trên 5% từ điểm mua bổ sung thì bán bỏ lô hàng mua bổ sung. Việc tuân thủ quy tắc giao dịch sẽ tự động giúp chúng ta thoát ra khi thị trường thực sự quay đầu ngoài dự liệu, mà vẫn đảm bảo giúp chúng ta ko mất hàng trong những lần rung lắc tự nhiên hoặc rung lắc do các sự kiện gây tâm lý tạm thời.
Dưới đây là một số vụ tin tặc tấn công các sàn chứng khoán và công ty chứng khoán gây ra sự cố nghiêm trọng trong quá khứ trên thế giới, trong đó có những vụ tấn công vào những sàn chứng khoán hàng đầu thế giới như Mỹ, Hồng Kong. ACE tham khảo thêm để thấy rằng trong môi trường số hiện nay thì việc công ty chứng khoán bị tin tặc tấn công là điều bình thường. Các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển hàng đầu thế giới và trình độ công nghệ hàng đầu thế giới mà vẫn bị tin tặc ghé thăm, nên việc CTCK ở VN bị hỏi thăm là chuyện sớm muộn thôi.
Sàn chứng khoán New Zealand (NZX): Vào tháng 8 năm 2021, NZX đã phải đối mặt với một loạt các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), khiến sàn giao dịch này phải ngừng hoạt động trong bốn ngày.
https://finance.yahoo.com/news/dated-cyber-attack-brought-stock-170011356.html
Sàn chứng khoán Hong Kong: Trong năm 2011, sàn chứng khoán này đã bị gián đoạn giao dịch do một cuộc tấn công mạng. https://www.firstpost.com/tech/news-analysis/cyber-attacks-on-stock-exchanges-put-markets-at-risk-3631935.htmlNasdaq: Vào năm 2010, tin tặc Nga đã xâm nhập vào mạng lưới của Nasdaq và có thể di chuyển không bị phát hiện trong nhiều tháng, đồng thời cài đặt phần mềm độc hại nhằm gây rối loạn.
https://www.investopedia.com/news/are-your-stocks-danger-getting-hacked/U.S. Securities and Exchange Commission (SEC): Vào năm 2016, SEC đã bị tin tặc xâm nhập vào hệ thống EDGAR, nơi lưu trữ các tài liệu tài chính quan trọng.
https://www.investopedia.com/news/are-your-stocks-danger-getting-hacked/
ICBC Financial Services: Vào tháng 11 năm 2023, cánh tay của Ngân hàng ICBC tại Wall Street đã bị tấn công bằng ransomware, làm gián đoạn thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ và buộc phải chuyển giao dữ liệu giao dịch qua USB.