
Đánh giá cổ phiếu FRT và chiến lược giao dịch
(Báo cáo này được cung cấp cho nhà đầu tư đăng ký tư vấn của TSI vào sáng ngày 18/2, ngay trước khi FRT ký HĐ phân phối thuốc trị Covid, trước khi cổ phiếu breakout nền giá cốc tay cầm)
FRT có KQKD quý 4 tăng tốc rất mạnh, với LNST đạt 443 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước chỉ lãi hơn 5 tỷ. Doanh thu cũng tăng trưởng mạnh 127% so cùng kỳ. Theo giải trình từ phía công ty, KQKD vượt trội có được nhờ Apple mở bán thành công Iphone 13 và Macbook Pro 2021, đồng thời nhu cầu tiêu dùng laptop phục vụ học tập và làm việc tăng cao, giúp doanh thu tăng gấp đôi. Bên cạnh đó Chuỗi bán lẻ thuốc Long châu có lãi nhẹ với doanh thu đạt hơn 1400 trong quý 4.
Bảng 1. Thống kê KQKD của FRT theo quý

Bảng 2. Thống kê KQKD của FRT theo năm

Giải trình KQKD quý 4 của FRT

Với mức lợi nhuận hiện nay thì dự phóng tới cuối năm nay có thể lên mức 1500-1600 tỷ. Vốn hóa gần 8.000 tỷ hiện tại thì PE chỉ còn 5, là mức định giá rất tốt, có thể thúc đẩy cổ phiếu này lên giá, với upside tốt.
Để so sánh, chúng ta nhìn vào mức lãi quý 4 của DGW, đạt 327 tỷ, công ty này đang có vốn hóa hơn 10.000 tỷ, cao hơn hẳn FRT, nhưng lãi sau thuế quý 4 vẫn thua kém FRT rất nhiều. Hơn nữa DGW là doanh nghiệp bán buôn chứ phải bán lẻ như FRT, loại hình bán buôn luôn kém được ưa thích hơn bán lẻ. Và với lý do này, việc DGW đang định giá cao hơn FRT là bất hợp lý, và do đó là xúc tác giúp cho FRT lên giá.
Bảng 3. KQKD theo quý của DGW

Về chuỗi nhà thuốc Long Châu, chúng ta so sánh với chuỗi dược Pharmacy, được các định chế tài chính định giá 200 triệu đô, với 600 cửa hàng, đang bị lỗ hơn 400 tỷ mỗi năm. Trong khi nhà thuốc Long châu của FRT đã có lãi nhẹ, với 400 cửa hàng bán lẻ. Phép so sánh này cho thấy rằng giá trị của chuỗi bán lẻ thuốc Long Châu cũng có giá trị vào khoảng 4000 tỷ.
Như vậy, các đánh giá về KQKD cho thấy FRT là cổ phiếu còn tiềm năng để lên giá trong tương lai gần.
Giờ chúng ta xem xét mẫu hình biểu đồ của FRT: Như trong hình dưới đây, FRT đã có bước tăng giá rất mạnh trong năm qua, và đang xây dựng một mẫu hình cốc tay cầm, điểm mua phá vỡ sẽ là khi giá vượt mức 101.8 với khối lượng lớn, dừng lỗ tại điểm dưới đáy của tay cầm 1%, tức khoảng vùng 91 nếu vào lệnh tại vùng mua phá vỡ (trong vòng 5% từ 101.8).
Trường hợp cổ phiếu không breakout ngay mà có đợt tích lũy chặt chẽ trong phần tay cầm với sự co hẹp biến động giá và khối lượng, chúng ta có thể mua sớm bên trong phần tay cầm. Dừng lỗ tương tự chiến lược kể bên trên.

Cập nhật cuối ngày 18/2: FPT có thêm một chữ N (new) quan trọng, đó là việc công ty ký HĐ phân phối thuốc trị covid. Trong giai đoạn dịch bệnh đang bùng phát mạnh hiện nay, đây là một bối cảnh tốt giúp thúc đẩy giá cổ phiếu này. Cụ thể, FPT Long Châu ký hợp đồng phân phối một triệu viên thuốc trị Covid -19 vào chiều 17/2, chỉ ít giờ sau khi Bộ Y tế cấp phép 3 loại thuốc chứa hợp chất molnupiravir.
Dự kiến đầu tuần tới, FPT Long Châu sẽ bán hai loại thuốc điều trị Covid-19 là Molravir 400 của Boston Việt Nam và Molnupiravir Stella 400 của Stellapharm tại hệ thống gần 500 nhà thuốc ở 63 tỉnh thành. Liệu trình gồm 20 viên 400mg, theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất và Bộ Y Tế dự kiến có giá khoảng 300.000 đồng.
Để mọi bệnh nhân F0 đều có cơ hội mua thuốc điều trị, mỗi người bệnh chỉ được mua một liệu trình.

Thông tin phân phối được FPT Long Châu công bố chỉ ít giờ sau khi Cục Quản lý Dược xác nhận đã cấp phép khẩn cho ba loại thuốc kháng virus đầu tiên điều trị Covid-19 do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Theo đại diện của một công ty sản xuất thuốc đặc trị Covid-19 được cấp phép, với gần 500 nhà thuốc trải rộng khắp cả nước, FPT Long Châu sẽ giúp phân phối thuốc đặc trị Covid-19 một cách nhanh chóng và hiệu quả đến các bệnh nhân F0, góp phần giảm các ca chuyển nặng, hạn chế biến chứng hậu Covid, làm chậm sự lây lan của dịch bệnh và góp phần tích cực vào quá trình hồi phục kinh tế.

Molnupiravir là hoạt chất có tác dụng kháng virus, có thể hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị F0 tại nhà. Thuốc có tác dụng giảm tải lượng virus khi sử dụng ở giai đoạn đầu mắc bệnh, từ đó giảm nguy cơ trở nặng và tử vong.
Trước đó, Bộ Y tế đã cấp hơn 300.000 liều thuốc molnupiravir cho Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ tại TP HCM và nhiều địa phương có dịch. Kết quả cho thấy 100% bệnh nhân dùng thuốc có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp, không có ca tử vong.Các chuyên gia cho rằng việc cấp phép thuốc molnupiravir sản xuất trong nước của Bộ Y tế vào ngày 17/2 sẽ giúp Việt Nam có thể tự túc thuốc kháng virus Covid-19 và tiếp tục công cuộc chống dịch một cách hiệu quả.