Hãy giới hạn thua lỗ ở mức 7-8%
“Bước ngoặt lớn trong đời chứng của tôi là khi tôi đưa ra quyết tâm và lập lời thề sẽ KHÔNG BAO GIỜ để mức lỗ vượt quá 8%. Và trong 5 năm tiếp theo, tôi đạt tỷ suất lợi nhuận trung bình 220% mỗi năm, tổng lợi nhuận kép là 33.500%. Đã 28 năm trôi qua và tôi chưa bao giờ vi phạm kỷ luật đó dù chỉ một lần! (Mark Minervini).”
Quy tắc quản trị rủi ro đơn giản nhất: dừng lỗ
Để kiếm được tiền bằng đầu tư cổ phiếu, bạn phải biết cách bảo vệ số tiền bạn có. Phải sống sót được để có thể tiếp tục sự nghiệp đầu tư vào một ngày khác, muốn vậy bạn phải tuân theo quy tắc đơn giản này:
- “Nếu bạn đã chọn chính xác điểm mua và vào lệnh trong vòng 5% từ điểm mua của nền giá, hãy luôn bán nếu cổ phiếu giảm 7%-8% so với giá mua và không được thắc mắc”.
Nguyên tắc cơ bản này giúp bạn giới hạn thiệt hại trước những cú lao dốc tiềm tàng. Và đó là cách đơn giản nhất để đảm bảo bạn không bao giờ để một khoản lỗ nhỏ trở thành khoản lỗ lớn. Hãy nhớ rằng quy tắc này chỉ được áp dụng khi bạn đã chọn chính xác điểm mua và vào lệnh trong vòng dưới 5% từ điểm mua, chứ không sử dụng trong trường hợp bạn mua bừa bãi không theo kỷ luật. Và điểm mua đúng đó cũng phải xuất hiện trên cổ phiếu có các đặc điểm CANSLIM, nếu nó không có các đặc điểm cơ bản như hệ thống CANSLIM mô tả, tất nhiên bạn sẽ thường xuyên phải cắt lỗ. Vì thế, hãy cố gắng luyện tập chăm chỉ để biết cách chọn đúng cổ phiếu và chọn đúng vùng mua an toàn trước khi thực hành quy tắc cắt lỗ này.
Bởi bạn không muốn thua lỗ, vì vậy khi cổ phiếu không vận động như ý, bạn cố chờ đợi và hy vọng, cho đến khi khoản thua lỗ trở thành quá lớn, và bạn sẽ phải trả giá đắt. Nếu không bán sớm khi khoản lỗ còn nhỏ, bạn thường sẽ bị cóng và bán hoảng loạn đúng đáy. Đây là sai lầm số một mà hầu hết các nhà đầu tư mắc phải” (WILLIAM J. O’NEIL).
Tại sao lại là 7-8%?
7%-8% không phải những con số ngẫu nhiên mà dựa trên những nghiên cứu liên tục trong hơn 130 năm lịch sử thị trường chứng khoán. Ngay cả các cổ phiếu tốt nhất đôi khi breakout khỏi nền giá tốt, sau đó giảm “nhẹ nhàng” xuống bên dưới điểm mua lý tưởng. Khi cổ phiếu vận động kiểu này, chúng thường không giảm quá 8% bên dưới điểm mua đó. Nếu cổ phiếu bạn mua giảm trên 8%, điều này thường có nghĩa là có gì đó không đúng ở điểm mua mà bạn đã chọn. Có thể là vấn đề nằm ở chính công ty, có thể là ở ngành công nghiệp, ở thị trường chung hoặc tất cả các điều trên.
Đôi khi bạn tìm được lý do của cú sụt giảm, nhưng nhiều khi bạn sẽ chẳng biết lý do là gì. Cái duy nhất mà bạn biết chắc chắn là cổ phiếu đang rơi và bạn đang ngồi đau khổ bên khoản thua lỗ 7%-8%. Bạn phải ngay lập tức chuyển sang chế độ bảo toàn vốn và cắt bỏ khoản thua lỗ đó.
Khi một cổ phiếu bắt đầu lao dốc một cách nguy hiểm, không ai biết đáy ở đâu. Hãy giới hạn tổn thất của bạn ở mức 7-8% và thoát ra. Hãy tưởng tượng có viên gạch đang bay về phía bạn. Bạn có đứng yên ở đó và cố gắng tìm ra kẻ nào đã ném viên gạch? Không! Bạn phải tránh sang một bên để thoát chết đã rồi mới thắc mắc sau.
Hãy nhớ, ưu tiên số 1 của bạn là bảo toàn vốn. Cứ bán đã rồi thắc mắc sau.
Ứng dụng quy tắc cắt lỗ 7-8%
Nếu bạn mua một cổ phiếu ở mức 100 và nó rơi xuống 92 hoặc 93, hãy bán nó đi. Nhưng nếu cổ phiếu đó tăng lên 150 sau đó giảm 8% xuống còn 138 đô la, trường hợp này quy tắc bán 7-8% không bị kích hoạt, bởi vì cổ phiếu vẫn giao dịch cao hơn giá bạn mua. (Tất nhiên, bạn phải kiểm tra xem liệu cổ phiếu có loé lên bất kỳ dấu hiệu cảnh báo và tín hiệu bán nào khác hay không).
Quy tắc Hành động Bán 7% -8% dưới đây là ví dụ cho lý do tại sao quy tắc nhanh chóng cắt bỏ tất cả các khoản lỗ là cực kỳ quan trọng.
Điều gì xảy ra nếu bạn bán và cổ phiếu tăng trở lại rồi vọt lên cao hơn?
Có thể đôi khi bạn bán một cổ phiếu với mức lỗ 7% -8%, sau đó nó bật lại và tăng lên cao hơn. Điều đó có thể gây bực bội, nhưng hãy giữ vững quan điểm. Thông thường nếu bạn mua đúng và cổ phiếu cũng như thị trường chung đang hoạt động tốt, cổ phiếu của bạn sẽ không giảm 7-8% xuống bên dưới điểm mua thích hợp.
Vì vậy, khi cổ phiếu vận động sai làm kích hoạt quy tắc bán này, hãy hành động. Bởi vận động đó cho thấy cổ phiếu muốn nói với bạn về một điều gì đó không đúng.
Ngay cả khi bạn bán lỗ 8% sau đó cổ phiếu nhanh chóng tăng trở lại, điều đó không có nghĩa là bạn đã quyết định sai. Bạn đã chủ động bảo vệ danh mục đầu tư của mình. Thỉnh thoảng chịu một khoản lỗ nhỏ cũng giống như trả phí bảo hiểm để đảm bảo bạn không phải chịu một tai nạn thảm khốc. Và bạn luôn có thể mua lại cổ phiếu nếu nó tái hiện sức mạnh một lần nữa.
Đôi khi nên bán sớm hơn nữa
Mức lỗ tối đa bạn nên cho phép là 7-8%. Điều đó đặc biệt đúng nếu cổ phiếu có những dấu hiệu cảnh báo và tín hiệu bán khác. Ngoài ra, trong một môi trường thị trường đặc biệt yếu hoặc không ổn định, bạn có thể chọn mức giới hạn thua lỗ chặt hơn, giả sử mức 3-5%.
Như đã thấy trong phần Xu hướng thị trường, cổ phiếu của bạn không hề hoạt động độc lập trong môi trường chân không. Xu hướng của thị trường chung có sức hút đáng kể đối với hầu như tất cả các cổ phiếu. Đó là lý do tại sao việc xem xét cổ phiếu của bạn trong bối cảnh thị trường chung là rất quan trọng. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu hay cuối của chu kỳ thị trường bò tót? Liệu có phải xu hướng tăng bắt đầu suy yếu và có dấu hiệu chuyển sang điều chỉnh (tức là xu hướng giảm) hay không?
Khúc Ngọc Tuyên Biên dịch – Theo Investor Business Daily
PHẦN KẾ TIẾP: KHI NÀO NÊN CHỐT LÃI
Tag:Cách bán
1 Comment
I had that experience at your age and for my 4th IVF try, I got donor eggs cheapest priligy uk Reached the ninety second how is the best way to reduce blood pressure step