
Nhật báo IBD ngày 11/05/2022
Chứng khoán lại lao dốc vì nỗi lo lạm phát; Còn nhiều đau thương trước khi thị trường dò được đáy
Thị trường chứng khoán nỗ lực bám trụ khi đối mặt với báo cáo lạm phát nhưng cuối cùng không thắng nổi tâm lý tiêu cực.
Các chỉ số khởi đầu khá mạnh mẽ và cố giữ được sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch. Nhưng nhà đầu tư đã tận dụng cơ hội này để bán tháo cổ phiếu, dẫn đến sự đảo chiều đau thương vào cuối phiên.
Nasdaq giảm 3,2%. Chỉ số này tiếp tục đà lao dốc trên biểu đồ ngày và biểu đồ tuần, hiện cách đường trung bình động 50 ngày 13%.

S&P 500 cũng giảm 1,6%. Mặc dù hiện nằm dưới MA50 nhưng mức giảm của nó chưa đến nỗi quá nghiêm trọng. Chỉ số này đã giảm 13,1% kể từ cuối tháng 3, so với mức mức giảm khủng khiếp 20,1% của Nasdaq.
Các nhóm ngành trên S&P đóng cửa trái chiều, khi cổ phiếu năng lượng và tiện ích tăng giá. Kẻ thua cuộc trong phiên nay thuộc về cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng.
Một lần nữa, chỉ số của nhóm cổ phiếu blue chip Dow Jones Industrial Average thể hiện tốt nhất nhưng cũng giảm 1%. Kẻ thống trị Apple (AAPL), vừa chứng kiến một đòn đau đớn khi giảm đến 5,2%.
Cổ phiếu vốn hóa nhỏ, cổ phiếu tăng trưởng lao đao
Các công ty nhỏ hơn dường như gặp nhiều rủi ro hơn trong môi trường tiềm ẩn nguy cơ suy thoái. Và điều này được phản án trong hành động giá của nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ phiên vừa qua.
Một lần nữa Russell 2000 bị phe gấu đánh cho bầm dập khi kết phiên giảm 2,5%.
Với mức giảm 23% kể từ đầu năm cho đến này, chỉ số này thê thảm hơn cả Dow Jones và S&P 500.
Cổ phiếu tăng trưởng cũng vừa có một ngày tồi tệ khi Innovator IBD 50 ETF (FFTY) giảm 1,4%. Quỹ này đã bốc hơi 36% giá trị kể từ đầu năm.
Lạm phát nóng, nhưng vẫn còn hi vọng
Các nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư sẽ cho thấy lạm phát chạm đỉnh rồi. Nhưng không! CPI của Mỹ vẫn tăng 8,3%, thấp so với mức 8,5% hồi tháng trước nhưng cao hơn mức dự đoán của các chuyên gia kinh tế.
Sau khi tăng vọt lên trên mức 3%, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đóng phiên giảm 7 điểm cơ sở xuống 2,93%.
Một số chuyên gia phân tích lo sợ báo cáo lạm phát có thể khiến Fed cân nhắc tăng lãi suất 0,75%. Nhưng có thể nỗi sợ này là hơi quá.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya cho biết, vẫn có cơ sở cho thấy giải pháp “hạ cánh mềm” của Fed sẽ không thay đổi.
“Mặc dù báo cáo lạm phát vẫn rất nóng nhưng đã xuất hiện những tín hiệu cho thấy áp lực giá sẽ giảm trong vài tháng tới.
Cổ phiếu đang trải qua các mức kỹ thuật quan trọng, vì thế một đợt giảm mạnh có thể cần thiết để kích hoạt hành động mua của các nhà đầu tư đang nắm giữ nhiều tiền mặt.
Nhóm ngành vận động mạnh trong phiên
Ngay cả khi thị trường lao đao, thì nhà đầu tư cũng vẫn nên theo dõi những nhóm ngành vận động khỏe nhất và yếu ớt nhất.
Vào phiên thứ Tư vừa có, cổ phiếu than đá, thuốc lá và dầu khi chuyển động tích cực nhất. Ngoài ra, mức tăng mạnh mẽ 8% của Electronic Arts (EA) đã giúp nhóm cổ phiếu video gaming tỏa sáng.
Trong một diễn biến khác, cổ phiếu năng lượng mặt trời, bán lẻ điện tử tiêu dùng và sản xuất ô tô thể hiện tệ nhất trong phiên vừa qua. Tesla (TSLA) giảm đến hơn 8%.
Phe gấu thống trị trong một chỉ báo tâm lý
Báo cáo tâm lý cố vấn hàng tuần mới nhất từ Investors Intelligence mang đến tia hi vọng cho các nhà đầu tư đang dò đáy.
Tỷ lệ bull-bear hiện là -13.2%, so với mức -8.4% so với báo cáo lần trước. Phe gấu đã nhiều hơn phe bò trong 6 / 10 tuần vừa qua. Tỷ lệ hiện tại là lớn nhất trong cả giai đoạn.
Phe gấu tăng vọt, chiếm 40,8% nhà đầu tư, tỷ lệ cao nhất kể từ tháng 3/2020. Trong khi đó, phe bò giảm giảm còn 27,6%, thấp hơn cả mức đáy 29,9% kể từ đầu năm.
Hãy nhớ, đây là một chỉ báo đảo ngược. Thực tế thì tâm lý tiêu cực thái quá có thể là dấu hiệu của một đợt phục hồi sẽ diễn ra. Tuy nhiên, có thể đau thương và mất mát sẽ nhiều thêm trước khi nó trở thành hiện thực.
Nhưng hơn hết, các nhà đầu tư nên để hành động giá của các chỉ số và các cổ phiếu dẫn dắt thị trường hiện tại làm chỉ dẫn chính cho các quyết định của mình.
Theo nhật báo IBD, Ninh TSI biên dịch