Nhật báo IBD ngày 12/04/2022
Nasdaq, S&P 500: tưởng phục hồi, hóa ra là thất bại
- DAVID SAITO-CHUNG
- 06:25 PM ET 04/12/2022
Từ một pha phục hồi đầy triển vọng đầu phiên, chỉ số Nasdaq biến thành phiên giảm điểm đáng thất vọng. Mức tăng gần 2% tan biến, chuyển thành mức giảm 0,3%.
Có thể nhìn thấy trên biểu đồ ngày, chỉ số trải qua một “ngày bên ngoài”(outside day- là ngày mà giá chứng khoán có mức biến động lớn hơn so với phiên trước đó). Mức giá cao và thấp nhất của phiên giao dịch thứ Ba vượt quá phiên giao dịch thứ Hai. Đây được xem là một dấu hiệu cho sự bất ổn của phố Wall.
Sự bất ổn chính là rào cản lớn nhất cho việc mua cổ phiếu giảm giá của các nhà giao dịch trong những giai đoạn thị trường có phần yếu ớt như hiện nay.
Nguồn cơn của sự bất ổn trên sàn Nasdaq và NYSE là gì? Đó là việc các nhà quản lý của các doanh nghiệp lớn nhất quốc gia sẽ kiểm soát như thế nào đối với những vấn đề lớn như tăng lãi suất và chi phí vay vốn.
Christopher Smart – chiến lược gia toàn cầu, cũng là người đứng đầu Barings Investment Institute mới đây cho hay, quan ngại của các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay là chiến tranh Ukraine và sự tái bùng phát Covid ở Trung Quốc có thể đe dọa đến triển vọng tăng trưởng tương lai.
Hiện tại tâm lý của người tiêu dùng đang chùng xuống trong bối cảnh giá xăng dầu tăng và liên tiếp các tin về lạm phát được đưa ra. Tuy nhiên, lĩnh vực bán lẻ vẫn mạnh mẽ và tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao. Giá cả tăng cao ở một số nguyên liệu đầu vào sẽ thu hẹp lợi nhuận doanh nghiệp và thị trường đã tiết chế đáng kể kỳ vọng lợi nhuận.
Nasdaq hôm nay: tổ chức đang bán mạnh?
Sự tăng nhẹ về khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq so với phiên trước đó đồng nghĩa chỉ số này ghi nhận ngày phân phối thứ tư (hay còn gọi là heavy professional selling) trong 25 phiên qua.
Thực tế thì, những ngày phân phối này đã xảy ra trong phạm vi 6 phiên vừa qua. Đây được xem là một dấu hiệu của thị trường đi xuống.
Nhìn lại giai đoạn 3 tuần giao dịch kể từ ngày 22/11 (cũng là ngày outside đảo chiều) đến ngày 14/12. IBD thống kê ít nhất 4 ngày phân phối và chúng cũng chỉ ra sự sụt giảm đáng kể – từ mức giảm 1,3% ngày 22/11 lên mức 1,9% vào ngày 3/12.
Ngay sau đó, triển vọng thị trường chuyển thành xu hướng tăng gặp áp lực. điều đó đồng nghĩa tất cả các khoản mua mới các cổ phiếu phá vỡ đều đòi hỏi sự thận trọng.
Trong phiên giao dịch vừa qua, thị trường chứng kiến S&P 500 giảm rất nhiều so với mức cao nhất đầu phiên, biến mức tăng 1,3% thành mức giảm 0,3%. Khối lượng giao dịch trên sàn NYSE giảm. Một cuộc chiến kỹ thuật nhằm bám trụ mức hỗ trợ MA50 ngày của S&P 500 vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Cổ phiếu vốn hóa nhỏ: nỗ lực nhạt hòa
Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 5 điểm cơ bản xuống 2,72%.
Giống hệt the S&P 500, Chỉ số Dow Jones Industrial Average cũng kết phiên giảm 0,3%. Chỉ số iShares Russell 2000 (IWM) đã có sự phân hóa nhưng mức tăng 0,3% có lẽ phá vỡ chuỗi giảm 5 ngày theo cái cách không mấy tích cực khi mà kết phiên ở mức thấp nhất trong ngày và đồng nghĩa thu hẹp lại nỗ lực vượt lên trên đường trung bình động 50 ngày.
Chỉ một số ít lĩnh vực thực sự thể hiện được dấu hiệu rằng, mặt kỹ thuật thì phố Wall vẫn đang trong xu hướng tăng được xác nhận kể từ ngày 16/3.
Còn hầu hết các thành quả mà các chỉ số chính đạt được sau những biến động tăng ngắn hạn đều đã tan thành mây khói.
Và cái kiểu vận động chớp nhoáng ăn mòn thành quả như này đã lặp lại ở nhiều cổ phiếu phá vỡ đặc biêt là các cổ phiếu không mang tính chu kỳ niêm yết trên sàn Nasdaq.
Theo nhật báo IBD, Ninh_TSI lược dịch