Nhật báo IBD ngày 17/5/2022
Thị trường Chứng khoán xuất hiện ngày bùng nổ theo đà; 5 chìa khóa để có một sự phục hồi mạnh mẽ
Thông điệp từ thị trường chứng khoán ngày nay là gì? Đừng chống lại Fed. Thế còn thông điệp thứ hai? Đừng chống lại người tiêu dùng Mỹ vĩ đại.
Dữ liệu kinh tế được trình bày hôm thứ Ba cho thấy niềm hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không đi vào suy thoái, bất chấp một loạt mũi tên mới do Cục Dự trữ Liên bang bắn ra trong nỗ lực tiêu diệt con quái vật lạm phát. Có lẽ bộ dữ liệu mới này đã giúp kích hoạt mức tăng 2,8% trên chỉ số tổng hợp Nasdaq.
Các chỉ số khác cũng tăng mạnh mẽ. Chỉ số S&P 500 tăng 2%, vượt qua mức tăng 1,3% của Chỉ số Công nghiệp Dow Jones. Tuy nhiên, chỉ số vốn hóa nhỏ vượt trội hơn cả hai chỉ số vừa đề cập. Russell 2000 tăng vọt 3,2%, đánh dấu mức tăng lớn nhất trong một phiên từ đầu năm 2022 cho đến nay.
ETF Innovator IBD 50 ( FFTY ), vật lộn trong suốt cả năm, đã tăng gần 2,5%. Các đường trung bình động chính của nó, từ đường trung bình động hàm mũ 21 ngày đến các đường 50 và 200 ngày, đều tiếp tục dốc xuống mức thấp hơn.
Dữ liệu bán lẻ tích cực giúp thị trường chứng khoán tăng mạnh
Doanh số bán lẻ hàng tháng của Mỹ đã đánh bại ước tính được đồng thuận chung của các nhà kinh tế, với mức tăng tháng tư là 0.9% so với tháng trước. Trong khi doanh số lõi (core sales) cũng tăng 1%. Thêm vào đó, mức tăng doanh số bán lẻ không bao gồm nhiên liệu và ô tô của tháng trước đã có một mức tăng đáng ngạc nhiên – từ mức tăng nhẹ 0,2% lên 1,2%.
“Chi tiêu đang giảm đối với những mặt hàng có tốc độ tăng giá nhanh nhất. Giá xăng tăng 44% trong năm qua trong báo cáo CPI, trong khi chi tiêu tăng 37%; thực phẩm tại nhà tăng 11% và chi tiêu tại các cửa hàng tạp hóa tăng 8%.” Bill Adams, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Comerica ở Dallas, đã viết trong một email gửi tới IBD.
“Chi tiêu người tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng ở những lĩnh vực khác, đặc biệt là ở những lĩnh vực mà trước đây từng đóng cửa. Dịch vụ thực phẩm tăng trưởng rất nhanh, tăng 20% yoy. Đây là bằng chứng cho thấy chi tiêu đang quay trở lại và người tiêu dùng dàn trở lại phong cách sống trước đại dịch.”
Trong khi đó, sản xuất công nghiệp của nền kinh tế số 1 thế giới đã tăng 1,1% trong tháng 4 so với tháng trước, vượt mức ước tính 0.4% của các nhà kinh tế. Hiệu suất sử dụng công suất của các nhà máy quốc gia đã vượt qua tất cả các dự báo của các nhà kinh tế ở mức 79%. Con số này thậm chí còn lấn át quan điểm lạc quan nhất là 78,8%.
Thị trường chứng khoán hôm nay: triển vọng thị trường thay đổi
Khối lượng giao dịch tăng nhẹ trên cả hai sàn giao dịch chính so với phiên trước.
Phiên giao dịch hôm nay là Ngày thứ 4 của đợt nỗ lực phục hồi. Do đó, đây đạt tiêu chuẩn là ngày xác nhận (bùng nổ theo đà).
Điều này có nghĩa là triển vọng thị trường hiện tại đã quay trở lại xu hướng tăng được xác nhận sau giai đoạn thị trường điều chỉnh. Ngày bùng nổ theo đà cung cấp cho các nhà đầu tư tín hiệu sớm nhất, gợi ý rằng đã đến lúc nhanh chóng hình thành danh sách theo dõi các cổ phiếu mạnh và dần dần giải ngân cho các cổ phiếu hàng đầu.
Nhưng hãy sử dụng mỗi lần mua như một phản hồi về việc liệu thị trường có thực sự muốn tạo ra một động thái có ý nghĩa hay không.
Tất nhiên, chúng ta sẽ không tranh cãi nếu ngày bùng nổ theo đà mới nhất này chỉ mang đến nhịp tăng ngắn như những ngày bùng nổ theo đà khác trong những tháng gần đây.
Ví dụ, ngày FTD vào ngày 15 tháng 12 năm 2021 ở chỉ số SP500, là ngày thứ 8 của đợt nỗ lực hồi phục. Chỉ 2 ngày sau đó, thị trường gặp phải cú bán tháo mạnh của các nhà đầu tư tổ chức và Nhật Báo IBD phải hạ triển vọng thị trường xuống đèn vàng ‘uptrend under pressure (xu hướng tăng có thể bị thay đổi). Rốt cuộc, xu hướng tăng chỉ kéo dài được 5 tuần. Đến ngày 18 tháng 1 năm 2022, Nhật Báo IBD phải hạ triển vọng thị trường xuống “market in correction (thị trường ở trong xu hướng giảm). Ngay sau đó là những ngày bán tháo ở Nasdaq và SP500.
Tuy vậy, đợt hồi phục 4-5 tuần đó cũng mang lại một vài cơ hội giao dịch cho các nhà giao dịch năng động.
Vào ngày 16 tháng 3, chỉ số SP500 lại có ngày FTD khác. Nhưng uptrend này cũng chỉ vỏn vẹn trong thời gian ngắn. Đến ngày 6 tháng 4, triển vọng thị trượng lại hạ xuống đèn vàng, rồi tiếp tục là đèn đỏ vào ngày 22 tháng 4.
Liệu có một thị trường tăng giá để nhà giao dịch có thể kiếm tiền không? Hãy qua sát 5 điều sau đây
Từ ngày 5 tháng 4 đến ngày 21 tháng 4, chỉ số S&P 500 đã chịu không ít hơn sáu ngày phân phối trong khoảng thời gian 12 phiên. Bốn trong số đó giảm với khối lượng lớn hơn hôm trước và chứng kiến chỉ số vốn hóa lớn giảm 2% trở lên.
Đó không phải là cách một xu hướng tăng lành mạnh hoạt động. Vì vậy, hãy tiếp tục theo dõi khía cạnh này của thị trường chứng khoán.
Bốn chìa khóa khác nữa để xem xét liệu có đáng để tham gia trong đợt tăng giá tiềm năng mới này hay không?
Một, theo dõi các điểm mua phá vỡ mới. Cho đến nay, có rất ít cổ phiếu sẵn sàng phá vỡ. Tính cách của ngày bùng nổ theo đà là có những cổ phiếu vận động ấn tượng phá vỡ thoát ra khỏi các nền giá tuyệt vời. Nhưng như trong cột Market Pulse hôm thứ Ba, phiên bùng nổ theo đà này không có những vận động như thế. Thay vào đó, các công ty có các yếu tố cơ bản mạnh mẽ hiện tại vẫn cần thêm nhiều thời gian hơn để phục hồi và quay lại phạm vi 5% đến 15% của mức đỉnh nhất trong 52 tuần của chúng. Nếu các công ty vận động như vậy, có nghĩa công việc khó khăn là thu dọn nguồn cung giảm giá đã được hoàn thành.
Ngày bùng nổ theo đà lý tưởng nhất là ngày chúng ta bắt đầu thấy những động thái tăng giá phá vỡ xuất phát từ các lĩnh vực không phải nhóm phòng thủ.
Hai, theo dõi những gì diễn ra bên trong thị trường.
Vào thứ Ba, số mã tăng giá đã đánh bại số mã giảm giá với tỷ lên hơn 3 trên 1 ở cả hai sàn giao dịch chính. Bạn sẽ mong đợi điều đó vào ngày trọng đại này, tức là ngày bùng nổ theo đà. Nhưng liệu sự cải thiện về độ rộng này có tiếp tục? Nếu có, thì bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy nhiều cổ phiếu phục hồi với động lực mạnh mẽ hơn và những cổ phiếu rớt giá thì sẽ rớt ít nghiêm trọng hơn.
Đường A/D của Nasdaq kể từ tháng 11, số lượng cổ phiếu giảm ngày càng nhiều. Theo dõi khả năng phá vỡ xu hướng này trong liên kết Chỉ báo Thị trường Chung ở cuối Ảnh lớn hoặc bằng cách nhập “GMIAB” trong MarketSmith .
Ba, tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư trái phiếu không chạy trốn khỏi thị trường.
Lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn của Mỹ thực tế đã tăng 9 điểm cơ bản lên 2,96%. Nhìn lại thời điểm tháng 10 năm 2018, lãi suất đạt đỉnh 3,24%, sau đó giảm mạnh. Sự sụt giảm của thị trường gấu ngắn hạn diễn ra trong ba tháng cuối năm đó. Đến tháng 1.2019 FED đưa ra thông điệp ngừng tăng lãi suất. Tin tức này đã mở ra thời kỳ tăng giá mạnh cho đến đầu năm 2020 và chỉ chấm dứt bởi covid. Powell nói tại biểu họp báo ngày thứ ba, với Tạp Chí Wall Street Journal rằng, chiến lược hiện tại của FED là ưu tiên việc tăng lãi suất để chống lạm phát.
Lãi suất trái phiếu tăng có nghĩa là những người nắm giữ trái phiếu đang thoát khỏi chứng khoán nợ và chạy lên núi tránh lũ.
Bốn, theo dõi các ngành yếu kém hoạt động như thế nào trong thời gian còn lại của năm.
Bắt đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba, bảng xếp hạng chứng khoán của IBD cho thấy xếp hạng Internet, Hàng tiêu dùng, Ngân hàng, Phần mềm và May mặc ở cuối hoặc gần cuối của 33 ngành về hiệu suất trung và dài hạn.
Nếu lạm phát thực sự hạ nhiệt vào nửa cuối năm 2022, những nhóm ngành này sẽ được hưởng lợi. Ví dụ, lạm phát thấp hơn gây ít áp lực hơn đối với Fed trong việc tăng lãi suất ngắn hạn. Điều đó có thể giúp duy trì độ dốc dương trong đường cong lợi suất, mang lại lợi ích cho các ngân hàng.
Hãy theo dõi Chung trên Twitter: @saitochung và @IBD_DChung
Khúc Ngọc Tuyên lược dịch theo nhật báo IBD ngày 17/5