Nhật báo IBD ngày 27/04/2022
Gấu rình rập vồ mồi khi thị trường nỗ lực phục hồi; Báo cáo lợi nhuận khiến giao dịch biến động
- MICHAEL LARKIN
- 06:30 PM ET 04/27/2022
Thị trường chứng khoán nỗ lực phục hồi sau phiên đổ vỡ hôm thứ Ba. Nhưng nó chỉ chực bị gấu vồ và hồi phục mờ nhạt vào cuối phiên, một dấu hiệu đáng lo ngại.
Chỉ số Dow Jones kết phiên tăng điểm do báo cáo lợi nhuận tích cực từ Microsoft (MSFT) và Visa (V). Tuy nhiên, cú nhảy vọt lúc đầu phiên nhạt dần và cuối cùng chỉ dừng ở mức tăng khiêm tốn 0,2%. Các nhà đầu tư vào cổ phiếu vốn hóa lớn kỳ vọng báo cáo kinh doanh của Apple‘s (AAPL) vào thứ Năm sẽ có thể vớt vát thị trường.
Chỉ số S&P 500 kết phiên rũ bỏ phần lớn chiến công đạt được khi cũng chỉ tăng nhẹ 0,2%. Việc nó không thể bảo vệ được mức hỗ trợ 4.200 điểm là một tín hiệu đáng thất vọng bởi phần lớn thời gian trong phiên chỉ số này ngự trị trên mức đó. Các lĩnh vực trên S&P đóng cửa trái chiều khi nguyên vật liệu và năng lượng thì chiến thắng trong khi dịch vụ truyền thông thì tụt lùi.
Các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng quan tâm nhiều hơn đến Nasdaq. Có một cái nhói đau khi chỉ số này đảo chiều giảm điểm dẫu mức giảm không nhiều.
Gấu gặm nhấm cổ phiếu vốn hóa nhỏ
Cổ phiếu vốn hóa nhỏ trở thành món mồi ưa thích của những “con gấu”. Sau oách chiến hôm thứ Ba, gấu lại quay lại phiên vừa qua, gặm nhấm thành quả ban đầu của Russell 2000 khiến chỉ số này kết phiên giảm 0,3%.
Cổ phiếu tăng trưởng thì may mắn hơn chút. Innovator IBD 50 ETF (FFTY) đóng cửa tăng 0.3%.
Thị trường trái phiếu không mang lại bất cứ điểm tựa nào cho cổ phiếu khi mà lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 5 điểm cơ sở lên 2,83%- về lại mức hồi tuần trước.
Visa gây bất ngờ, khẳng định sức mạnh tiêu dùng
Một trong những màn thể hiện tốt nhất trên thị trường chứng khoán hôm nay đến từ Visa khi tăng 6,5%, vượt lên mức trung bình động 50 ngày sau công bố kết quả lợi nhuận ấn tượng.
Thử thách tiếp theo của cổ phiếu này là lấy lại mức MA200. Đối thủ Mastercard (MA) cũng bùng nổ khi tăng 5,1% sau khi công bố tỷ lệ EPS 1,79 USD với doanh thu 7,2 tỷ USD.
Doanh nghiệp này cho thấy sức tiêu dùng ở Mỹ vẫn mạnh mẽ, ít nhất là cho đến thời điểm này. Nó cho thấy lạm phát, chiến tranh Ukraine và lãi suất tăng không làm tổn thương đến xu hướng chi tiêu.
Công ty cũng thể hiện sự hồi phục trong lĩnh vực chi tiêu du lịch. Thông tin này khá tích cực bởi nó cũng là một chỉ báo cho thấy hoạt động tiêu dùng vẫn duy trì mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Mastercard cho biết, họ chưa thấy ảnh hưởng lớn nào lên khối lượng thanh toán toàn cầu do lạm phát hoặc vấn đề chuỗi cung ứng.
Apple có thể vực dậy thị trường sau bùng nổ của Microsoft?
Thứ Tư chứng kiến những câu chuyện dài về 2 gã công nghệ khổng lồ. Microsoft được cho là ngôi sao sáng trong ngày giao dịch khi nằm trong những cổ phiếu hoạt động tốt nhất trên cả 2 sàn Nasdaq và the Dow Jones với mức tăng 4,8%.
Hiệu quả hoạt động tích cực từ mảng kinh doanh điện toán đám mây là chìa khóa giúp công ty này đánh bại những ước tính doanh thu cũng như lợi nhuận quý 1.
Quan trọng hơn là 3 mảng kinh doanh của hãng này đều vượt quá dự đoán của giới phân tích.
Alphabet (GOOGL) được cho là con sâu bỏ rầu nồi canh khi kết phiên giảm 3,7% sau báo cáo kết quả kinh doanh làm tụt hứng phố Wall.
Kết quả trái chiều từ những tay to công nghệ trong mùa báo cáo này nâng cao vai trò của Apple. Tập đoàn này sẽ công bố báo cáo vào cuối phiên thứ Năm. Một báo cáo tích cực có thể hâm nóng thị trường nhưng nếu kết quả mờ nhạt có thể khiến gia tăng áp lực nè nặng lên thị trường khiến các chỉ số tiếp tục đi xuống.
Bò lấn át Gấu trong chỉ báo tâm lý
Báo cáo tâm lý cố vấn hàng tuần mới nhất từ Investors Intelligence cho thấy tâm lý lạc quan đang gia tăng trở lại.
Tỷ lệ bull-bear (tỷ lệ so sánh phe dự đoán tăng- giảm của thị trường) tiến đến vùng tích cực khi tăng 1,3% so với mức giảm 1,2 % vào tuần trước.
Tỷ lệ bull tăng lên mức 34,2% so với mức 32,1%, 35,8% và 39,1% 3 tuần trước đó.
Ngược lại tỷ lệ bear giảm nhẹ về mức 32.9%, từ mức 33.3% hồi tuần trước trong khi mức đỉnh hồi giữa tháng Ba là 36,5%. Số lượng cố vấn dự báo thị trường điều chỉnh cũng giảm từ 34.6% hồi tuần trước xuống 32.9%.
Bởi đây là một chỉ báo trái chiều, và đặc tính thiếu quyết đoán của kết quả gây khó khăn cho việc dự đoán về triển vọng phục hồi có xảy ra hay không.
Thị trường có thể tích cực khi phe gấu lấn át phe bò.
Với diễn biến bất ổn của thị trường từ đầu năm đến nay thì hành động mỗi ngày của các chỉ số và các cổ phiếu dẫn dắt sẽ đóng vai trò là một chỉ báo quan trọng.
Nhóm ngành và cổ phiếu cần theo dõi
Một chỉ báo quan trọng khác cho các nhà đầu tư là những nhóm ngành thể hiện tốt nhất và tệ nhất trên thị trường.
Trong phiên thứ Tư, cổ phiếu than đá, báo chí, bách hóa, đặt vé du lịch và vận tải đều thể hiện vượt trội.
Cổ phiếu internet giảm mạnh theo Alphabet. Nhóm nội dung và giải pháp mạng cũng nằm trong những nhóm bị bầm dập nhiều nhất phiên vừa qua. Lĩnh vực giải trí- phim ảnh vốn bị thống trị bởi Netflix (NFLX), và lĩnh vực hệ thống máy tính tích hợp cũng đi xuống.
Các nhà đầu tư nên củng cố danh sách theo dõi của mình ngay bây giờ khi mà thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh.
Genuine Parts (GPC) đáng để theo dõi khi nó hình thành một nền giá cốc tay cầm với điểm mua 143,07 USD. Chiếc tay cầm hạ thấp điểm vào về mức 141,21 USD. Đường sức mạnh tương đối của cổ phiếu này khá cao.
Bên cạnh đó Jazz Pharmaceuticals (JAZZ) cũng đang nằm trên các đường trung bình động quan trọng và hé lộ điểm mua của nền giá cốc tay cầm ở mức 167,08 USD. Jazz nằm trong số 10% cổ phiếu hàng đầu về hiệu suất tăng giá trong 12 tháng qua mặc dù tăng trưởng lợi nhuận không phải quá lý tưởng.
Theo nhật báo IBD, Ninh_TSI biên dịch