Nhật báo IBD ngày 28/11/2022
Chứng khoán giảm mạnh do bất ổn Trung Quốc và lo ngại của quan chức Fed; S&P 500 thủng ngưỡng quan trọng
Thị trường Mỹ trở lại sau tuần lễ Tạ ơn với cơn khát bán cổ phiếu.
Các chỉ số giảm mạnh và giảm trên diện rộng khi mà phố Wall đồng điệu với hành động yếu ớt của thị trường toàn cầu. Một số sự kiện trọng yếu sẽ diễn ra trong tuần này cũng khiến nhà đầu tư cảnh giác.
Vào thứ Tư tới, chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ có bài phát biểu tại viện Brookings về vấn đề kinh tế, lạm phát và thị trường lao động. Toàn thị trường đang dồn chú ý vào sự kiện này.
Cũng trong hôm đó, báo cáo tổng hợp về GDP quý 3 cũng sẽ được công bố. Báo cáo việc làm tháng 11 sẽ đến vào thứ Sáu.
Thị trường tiếp tục quan tâm đến các báo cáo tài chính quan trọng. Cổ phiếu Dow Jones Salesforce (CRM) là một trong những cái tên lớn nhất sẽ công bố báo cáo vào thứ Tư. Các gã bán lẻ Big Lots (BIG), Dollar General (DG) và Kroger (KG) có thể giúp bức tranh tiêu dùng Mỹ trở nên sáng rõ hơn.
Các chỉ số đồng loạt giảm
Nasdaq bốc hơi 1.6% trong khi S&P 500 mất 1.5% và Dow Jones Industrial Average thì giảm 1.4%. Russell 2000 là một trong những chỉ số tệ hại nhất khi rơi hơn 2%.
S&P 500 quay trở lại dưới mốc 4.000 điểm chỉ 3 ngày sau khi chinh phục được ngưỡng đó. Nasdaq vẫn vận động trong biên sideway trên MA50 ngày. Dow Jones thì trôi về dưới ngưỡng 34.000 điểm.
Khối lượng giao dịch tăng khiến phiên giảm điểm hôm nay trở thành phiên phân phối đối với Nasdaq và S&P 500.
Số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng với tỷ lệ 5:2 trên Nasdaq và 7:2 trên NYSE.
Bất ổn tại Trung Quốc khiến thị trường toàn cầu sụt giảm
Thị trường chứng khoán toàn cầu đổ dồn sự chú ý đến Trung Quốc- nơi mà hoạt động biểu tình chống giải pháp lockdown Covid 19 ngày một gia tăng. Điều này có thể đe doạ đến hoạt động kinh tế của nước này cũng như làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng của thế giới.
Apple (AAPL) giảm 2.6% và đóng cửa dưới MA50 lần đầu tiên kể từ ngày 10/11. Cuộc biểu tình tại nhà máy Foxconn được cho là sẽ khiến sản lượng iPhone 14 sụt giảm.
Các cuộc biểu tình nổ ra tại một số thành phố lớn của Trung Quốc vào cuối tuần qua.
Chỉ số Shanghai giảm gần 0.8% trong khi Hong Kong Hang Seng mất 1.6%. Tuy nhiên, tại Mỹ, quỹ iShares MSCI China ETF (MCHI) và iShares China Large Cap (FXI) lại tăng lần lượt 1.1% và 0.9%.
Tại châu Âu, London FTSE 100 Index giảm 0.2%, chỉ số DAX của Đức bốc hơi 1.1% trong khi Paris CAC 40 Index thì giảm 0.7%.
Tin tức về Trung Quốc đã khiến giá hàng hóa sụt giảm. Giá vàng giảm 0.8%, bạc giảm 2.4% và đồng giảmg 0.4%. Giá dầu thô West Texas Intermediate giảm 1.3% về mức 77.24 USD/ thùng, trong phiên đã có lúc chạm mức thấp nhất kể từ tháng Giêng.
Cổ phiếu năng lượng giảm trên diện rộng khi Energy Select Sector SPDR (XLE) bốc hơi mất 2.7%. Hiện cổ phiếu của quỹ này ETF nằm dưới điểm mua 93.41 USD.
Sự yếu ớt của cổ phiếu năng lượng đã gây tổn thương cho IBD 50, danh sách có gần một nửa là cổ phiếu dầu khí và năng lượng mặt trời. IBD 50 phiên đầu tuần ghi nhận mất mát 2,4%.
Thị trường dõi theo bình luận của Fed
Cũng hôm nay, giới chức Fed nhắc lại câu chuyện lạm phát. Và rằng cuộc chiến của họ còn lâu mới hoàn tất.
Chủ tịch Fed tại thành phố St. Louis ông James Bullard cho biết, cục dự trữ liên bang Fed có lẽ sẽ cần phải nâng lãi suất lên trên mức 5% cho năm 2023 và sang năm 2024 thì mới khống chế được lạm phát.
Ông Bullard cho rằng, dường như thị trường tài chính đang đánh giá thấp mức độ thắt chặt của Fed.
Sáng thứ Hai, chủ tịch Fed tại New York ông John Williams cho biết, ông kỳ vọng áp lực lạm phát sẽ dịu lại nhưng giá cả vẫn còn cao hơn mức kỳ vọng của ngân hàng trung ương.
Lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ nay vẫn giữ ở mức 3.7%.
Theo nhật báo IBD, Ninh TSI biên dịch