Toàn cảnh thị trường 2/6/2023: Chinh phục ngưỡng quan trọng MA200 ngày, một loạt cổ phiếu lớn bật tăng
Vnindex bật tăng mạnh 1.15% tương ứng 12.44 điểm với sự hỗ trợ từ một loạt cổ phiếu vốn hóa lớn, đẩy Vnindex mở GAP vượt hẳn đường MA200 ngày sau khi điểm số đã hơi vượt MA200 một chút và ngày thứ Năm trước đó.
Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bật tăng mạnh vượt qua các điểm mua của chúng, đẩy thị trường tăng thuyết phục khỏi mốc MA200. Có lẽ, thị trường đã hơi lên trên ngưỡng 200 ngày vào phiên thứ Năm là lý do kích hoạt dòng tiền lớn đổ vào thị trường phiên Thứ Sáu.
VIB là cổ phiếu mạnh mẽ nhất khi GD KL cực lớn và tăng hết biên độ, vượt Pivot của nền giá cốc chặt chẽ với mức điều chỉnh trong nền giá chưa tới 15%.
Một loạt cổ phiếu bank khác cũng bật tăng với KL rất lớn, như MBB ACB TCB. Mặc dù vậy, ngành ngân hàng có thể chưa phải là nhóm dẫn dắt thị trường lúc này mà chỉ đóng vai trò làm background hỗ trợ điểm số, tăng giá tầm 7-10%, nhờ biểu đồ tích lũy tốt và PE rẻ. Dòng ngân hàng có thể có STB sẽ tăng được xa hơn các mã khác do câu chuyện riêng của nó, như đã đề cập trong nhóm Zalo, mã này cũng là mã dẫn đầu nhóm bank khi vượt pivot sớm nhất.
Ngoài bank, Vn30 còn có PLX FPT đang tích lũy tốt bên trong nền giá của chúng, có thể sẽ tăng trong tuần này để hỗ trợ cho nhóm ngân hàng trong việc giữ nhịp thị trường. PLX đang đi ngang trong một vùng giá rất chặt chẽ, đang có nhiều điểm pocket pivot báo hiệu cổ phiếu này có thể sớm bật lên.
FPT có vẻ đang tạo tay cầm của mẫu hình cốc. KQKD tăng trưởng bền bỉ là điểm sáng nhất trên cổ phiếu này.
MWG PNJ MSN cũng có thể tăng lên để hỗ trợ giữ nhịp thị trường do nhóm này đã quay về đáy tháng 11 trong tháng 5 và chưa phục hồi đáng kể.
Nhìn chung, có nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn có thể tăng giá để tiếp tục duy trì nhịp điệu cho chỉ số thị trường.
Khi thị trường tăng giá kéo dài, đường MA200 phẳng dần và cuối cùng Vnindex đâm thủng MA200 thì đó là tín hiệu nguy hiểm phải chạy ngay, như tháng 4/2022. Ngược lại, sau giai đoạn thị trường giảm giá kéo dài, cuối cùng MA200 giảm bớt độ dốc, rồi điểm số tăng vượt qua MA200, thì đây là tín hiệu thị trường đã chấm dứt những ngày tháng khó khăn nhất, thoát được khỏi thị trường con gấu.
Vượt MA200 không phải là tín hiệu uptrend xuất hiện, nhưng nó đánh dấu bước đầu tiên trong số những việc thị trường cần làm để hút dòng tiền lớn quay lại. Việc tiếp theo là thị trường tiếp tục phải tăng giá vượt qua đỉnh cũ hồi đầu năm tại vùng 1120, việc này sẽ góp phần làm cho MA200 ngóc lên, trở thành ngưỡng hỗ trợ quan trọng trong dài hạn. Như đã nhấn mạnh nhiều lần trong nhóm tư vấn, năm nay vĩ mô đã tốt lên rất nhiều so với thời điểm đầu năm (lãi suất hạ, cung tiền tăng trở lại từ mức đáy tháng 11/2022, thuế VAT giảm kích cầu tiêu dùng, tiếp tục giải các bài toán để giải ngân vốn đầu tư công, giãn nợ hoãn nợ trái phiếu, gia hạn nộp thuế…), cho nên thị trường đương nhiên sẽ vượt đỉnh đầu năm, chứ không thể sập được nữa. Đây là giai đoạn nhà đầu tư có thể quay lại kiếm tiền với rủi ro thấp.
Nhiều người còn e ngại các vấn đề của nền kinh tế như đơn hàng xuất khẩu giảm, tỷ lệ lao động thất nghiệp cao, chỉ số PMI giảm, cầu tín dụng thấp… Nhưng sự thực thị trường chứng khoán tạo đáy và đi lên trước khi nền kinh tế tạo đáy. Các chỉ số trên bị xấu sẽ dẫn đến kỳ vọng các chính sách tiền tệ càng phải nới lỏng hơn nữa, tài khóa càng phải sử dụng mạnh hơn nữa. Mà thị trường chứng khoán lại vận động theo chính sách tiền tệ và tài khóa, cho nên những vấn đề này hoàn toàn không phải là vấn đề đối với thị trường chứng khoán.
Việc dự báo chỉ số sẽ lên bao nhiêu là không cần thiết vì nó rất khó chính xác, nhà đầu tư theo phương pháp nắm giữ theo xu hướng (CANSLIM, LÀM GIÀU TỪ SIÊU CỔ PHIẾU) không cần phải cố gắng đoán điểm số thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, như đã nói từ giữa tháng 3 tới giờ, chỉ cần nhìn vĩ mô, không cần nhìn chỉ số nữa. Dù vậy, đưa ra một vài mốc quan trọng cũng có thể có ích. Mốc 1150 là đáy của giai đoạn tháng 5 đến tháng 7 năm 2022 có thể là một mốc quan trọng cần quan sát. Mốc này từng là mốc hỗ trợ của 2022, bị đâm thủng sẽ trở thành mốc kháng cự mạnh, vùng này vẫn nằm trong khung 52 tuần, nên vẫn có hiệu lực tạo ra kháng cự. Khi chỉ số về tới vùng đó chúng ta sẽ quan sát thêm các tín hiệu vận động giá và khối lượng để có phương án tiếp theo.
Năm 2020, thị trường giảm mạnh về đáy không phải do vĩ mô (cung tiền, tài khóa, lãi suất, lạm phát… vẫn rất ổn) mà do khủng hoảng y tế khiến thị trường lo sợ, nên dựa vào vĩ mô có thể đoán được thị trường tạo đáy và sớm quay đầu theo kiểu Flash Crash (rơi nhanh sau đó tăng lại ngay). Nhưng tháng 11/2022 các yếu tố vĩ mô còn quá tệ, không thể nào nghĩ ra được nhà điều hành sẽ làm cách nào để giải các bài toán khó lúc đó (nợ trái phiếu đến hạn, cung tiền M2 giảm, lãi suất leo lên rất cao, doanh nghiệp thiếu đơn hàng…). Cho nên không bắt được đáy tháng 11/2022 là chuyện bình thường, chỉ dựa vào chữ RẺ để bắt đã làm nhiều người thiệt hại nặng, nên không cần tiếc không tham gia được ở đáy. Thực tế, đáy covid 2020, những ai tham gia sớm tháng 4 cũng chỉ hơn người tham gia tháng 8 vài chục %, xuất sắc thì hơn được 100%, phần lớn số lãi khổng lồ còn lại đến từ tháng 8/2020 cho tới tháng 4/2022. Vì vậy, khi thị trường ổn định mới là lúc kiếm được tiền nhiều nhất, mà không nhức đầu, không bị những rủi ro thiệt hại nặng tài sản mà những người cố gắng bắt đáy phải chịu.
TÓM LẠI, BÂY GIỜ QUAY LẠI THỊ TRƯỜNG VẪN LÀ SỚM, KHÔNG CÓ GÌ LÀ MUỘN CẢ. QUAY LẠI THỊ TRƯỜNG THÌ MUA GÌ? ĐÁP ÁN SẼ ĐƯỢC GỬI LÊN NHÓM TƯ VẤN ZALO INTRADAY MỖI NGÀY.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI VÀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
TTCK Mỹ diễn biến tích cực
- Hạ viện và Thượng viện lần lượt thông qua dự luật trần nợ công đã giúp TTCK Mỹ ghi nhận tuần giao dịch tích cực. Cụ thể, S&P 500 +1,8%; hai chỉ số DJIA và Nasdaq cùng đi lên +2%.
- Diễn biến của lạm phát và quyết định lãi suất kế tiếp của FED sau cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 14.06 sẽ là tâm điểm của giới đầu tư trong thời gian tới.
- S&P 500 kết tuần tại 4.282,4 điểm và vượt thành công ngưỡng xu hướng trên 4.220 điểm ở phiên thứ Sáu với thanh khoản ổn định. S&P 500 khả năng sẽ tiếp diễn xu hướng và mục tiêu ngắn hạn là tiệm cân đỉnh cũ tại 4.320.
Gía dầu hồi phục về cuối tuần VÀ TĂNG MẠNH MẼ đêm qua
- Dự luật trần nợ công của Mỹ đang dần đi đến thỏa thuận cuối cùng và kỳ vọng vào khả năng cắt giảm sản lượng của OPEC+ là động lực chính thúc đẩy giá dầu hồi phục vào hai ngày cuối tuần sau khi điều chỉnh khá những phiên trước đó.
- Giá dầu thô đêm qua đóng cửa tăng mạnh, với mức tăng trên 3% của dầu Brent, 2.5% đối với WTI. Sự tăng giá mạnh của đầu thô có thể tạo ra tác động tích cực cho nhóm cổ phiếu thương mại xăng dầu (PSH OIL PLX), xây lắp dầu khí của TTCK VN trong tuần tới.