Toàn cảnh thị trường 20/5/2022
Chỉ số VNIndex giảm nhẹ -0,93 điểm (-0,07%), đóng cửa tại 1.240,71 điểm. Thị trường cho thấy hành động giá lưỡng lự, hình thành một nến DOJI ngay tại đường MA10 ngày (đường màu xanh lá), trùng với đường kháng cự tạo bởi hai đỉnh gần đây (đường kẻ chéo dốc xuống màu đỏ trong biểu đồ).
GTGD khớp lệnh chung trên HOSE chỉ đạt 11,5 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại hôm nay bán ròng mạnh -420 tỷ đồng.
Trong tuần qua thị trường đã hồi phục khá tốt với mức tăng 4,9% trên VNIndex, 4,8% trên chỉ số VN30. Nhóm vốn hóa trung bình và vốn hóa nhỏ phục hồi mạnh hơn khi chỉ số VNMidcap tăng đến 6,96% và chỉ số VNSmallcap tăng 6,22%. Nhưng với việc chỉ số thị trường hình thành nến DOJI tại vùng kháng cự tạo bởi MA10 ngày và đường trendline dốc xuống, nhiều khả năng nhịp hồi phục sẽ sớm kết thúc.
Mô hình nến Doji thể hiện sự lưỡng lự và đấu tranh của thị trường. Khi đó, cả bên mua và bên bán đang giằng co lẫn nhau và không phe nào giành được quyền kiểm soát thị trường. Nến Doji xuất hiện ở cuối của một chu kỳ tăng hoặc giảm thì đây là tín hiệu cho thấy xu hướng đó đang dần suy yếu, và thị trường thường sẽ kết thúc xu hướng ngắn hạn và quay lại di chuyển theo xu hướng chủ đạo trước đó. Ở đây nến Doji xuất hiện sau nhịp hồi phục ngắn hạn tại vùng kháng cự quan trọng, nên nó báo hiệu sự kết thúc nhịp hồi phục.
Chúng ta có một số quy tắc giao dịch trong xu hướng tăng, chúng cũng có hiệu lực trong xu hướng giảm theo cách ngược lại. Cụ thể:
+Trong xu hướng tăng chúng ta mua trong 2 lần kéo ngược đầu tiên sau phá vỡ nền giá, ở lần kéo ngược thứ 3 chúng ta không nên mua để tránh rủi ro. Ngược lại, trong xu hướng giảm, chúng ta bán khống ở hai lần hồi phục đầu tiên, ở lượt hồi phục thứ 3 chúng ta không bán khống nữa mà quan sát tín khả năng thị trường trở lại xu hướng tăng, hiện nay chúng ra đang ở trong nhịp hồi phục thứ 2.
+ Chúng ta có quy tắc nắm giữ 8 tuần: nếu giá tăng mạnh trên 20% trong vòng 5-15 ngày sau khi phá vỡ nền giá thì nên nắm giữ tối thiểu 8 tuần. Quy tắc 8 tuần nghịch đảo lại sẽ cho chúng ta một gợi ý rằng với một xu hướng giảm giá mạnh đạt tới trên 20% từ điểm break down trong thời gian rất ngắn thì sẽ không thể kết thúc sớm được, tốt nhất nên chờ đợi để thời gian chữa lãnh vết thương, để thị trường hấp thụ hết nguồn cung lơ ửng phía trên.
Một điều đã được nhắc đi nhắc lại trong các báo cáo gần đây: bất kể thị trường như thế nào, cơ bản của công ty tốt ra sao, chúng ta đều sẽ không giao dịch nếu như không tìm được những thiết lập giao dịch tốt. Vì vậy, nếu thị trường không quay đầu đi xuống mà tiếp tục đi lên, thì chúng ta cũng không giao dịch, vì không có một cổ phiếu nào đạt yêu cầu để chúng ta có thể giao dịch.
Người ta nói “Kinh tế tốt, dự trữ ngoại hối cao nên TTCK đi xuống là quá vô lý”, nhưng các dữ liệu này không có liên quan đến thị trường chứng khoán đâu. Để dễ hình dung, bạn hãy nhìn vào các cổ phiếu, chúng luôn đạt đỉnh khi lợi nhuận đang ở trạng thái tốt nhất, Cổ phiếu luôn đạt đỉnh trước khi nhìn nhìn thấy lợi nhuận đạt đỉnh, chính xác là khi tốc độ tăng trưởng giảm tốc là giá CP đã đạt đỉnh rồi? MQH của TTCK và nền KT cũng như vậy thôi. Chúng ta cần nhớ rằng TTCK luôn đi trước nền kinh tế, cho nên chờ khi thấy được số liệu kinh tế xấu thì TTCK có thể xuống đến vùng đáy rồi, khi đó người ta lại nói rằng “Dữ liệu kinh tế xấu như này mà TTCK lên là quá vô lý”, giống như hồi đầu 2020.
Chúng ta có thể sử dụng phân tích liên thị trường để nhìn ra những tín hiệu báo trước như giá hàng hóa, giá BDS, và trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn, chậm hơn là nhìn vào lãi suất ngân hàng, từ đó xác định vị trí của chúng ta trong chu kỳ thị trường.
Chúng ta biết rằng khi giá hàng hóa tăng vọt khỏi kênh giá thông thường thì dân chứng khoán nên đề cao cảnh giác, giống như hồi giá dầu vọt lên 130-140 chúng tôi đã đưa ra cảnh báo cảnh giác trên nhóm Zalo vì giá dầu lên quá cao sẽ làm cho lạm phát thêm trầm trọng. Lạm phát trầm trọng khiến VN khó thi triển các chính sách nới lỏng, khiến FED phải tăng tốc tăng lãi suất và thu hẹp nhanh hơn bảng cân đối kế toán. Điều này tác động rất tiêu cực đến TTCK.
Chúng tôi cũng đã đưa ra cảnh báo cần cảnh giác vào tháng 3 khi quan sát thấy STB đưa ra chính sách tạm dừng cho vay bất động sản để dưu tiên tín dụng cho SXKD. Đây là tín hiệu cảnh báo mạnh vì nó báo hiệu nền kinh tế đang hút cạn dòng tiền của thị trường BDS, đồng nghĩa nguồn tiền ở TTCK cũng đang bị hút cạn, nó cũng cho thấy TT BDS có thể đang ở đỉnh. Chúng ta hiểu rằng bong bóng tài sản 2 năm qua được tạo ra bởi vòng quay tiền của nền kinh tế bị chậm lại rất nhiều, khiến nguồn tiền trong nền kinh tế không lưu thông được, sau đó chúng len lỏi vào TTCK và TTBDS rồi thổi bùng giá cổ phiếu và giá đất đai. Bong bóng tài sản lần này ở VN không phải do tăng trưởng cung tiền cao (2020 cung tiền M2 đạt khoảng 12 triệu tỷ, đầu 2022 cung tiền M2 chỉ 13 triệu tỷ), không phải do nền kinh tế phát triển mạnh. Xin nhắc lại, lý do là vòng quay tiền chậm lại do kinh tế bị gián đoạn. Vì vậy, chỉ cần kinh tế trở lại nhịp điệu thông thường là TTCK có lý do để xuống rồi, chưa để đến các nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, nguy cơ từ thị trường trái phiếu và nguy cơ ảnh hưởng liên thị trường từ bất động sản.
Các tín hiệu lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, Vnindex phá thủng đường MA200 ngày, Vnindex có đáy và đỉnh sau thấp hơn đáy và đỉnh trước… là những tín hiệu trễ hơn có tác dụng xác nhận cho các tín hiệu ở trên.
Vì vậy, nếu chỉ nhìn và dữ liệu tăng trưởng kinh tế thì khi thấy nền kinh tế đi qua đỉnh, tức đã nhìn rõ đỉnh của nền KT (qua đỉnh mới thấy đỉnh) thì TTCK đã đi đến Late bear rồi. Ở giai đoạn late bear là nơi chúng ta nên mua cổ phiếu của một số ngành, nhưng dám chắc tới lúc đó nhiều chuyên gia lại kêu thị trưởng vô lý khi nhìn vào dữ liệu tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại hối…
Cần nhắc lại, cách đầu tư của chúng tôi là không cần mua cổ phiếu rẻ mà mua cổ phiếu có triển vọng tăng giá mạnh ở vùng giá an toàn, sắp bước vào giai đoạn tăng giá lớn, nên chúng tôi không cần TTCK phải giảm mạnh, cái chúng tôi cần là thị trường tìm được vùng cân bằng để trở lại xu hướng tăng. Một thị trường gấu có thể kéo dài tới 1-2 năm, nhưng thường là 10 tháng, cũng có những thị trường gấu dài trên 2 năm, chúng ta sẽ khó đoán được liệu thị trường gấu lần này sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng chúng ta hiểu rằng trong thị trường gấu tổng thể, vẫn có những giai đoạn uptrend trung gian đủ dài (10-12 tuần trở lên) để chúng ta kiếm được tiền, đó là những gì đã xảy ra trong hai năm 2018 và 2019. Trong giai đoạn này, rất nhiều cổ phiếu tăng trưởng tốt đã tăng giá 50-100% hoặc hơn nữa. Cơ hội sẽ xuất hiện, có lẽ sau khoảng 3 tháng kể từ khi thị trường bắt đầu break down, trong chặng giảm thứ 3. Khi đó các rủi ro địa chính trị và các rủi ro liên thị trường có thể đã phản ánh xong. Khi đó chúng ta có mùa báo cáo quý 2, có mùa nới room tín dụng, và có mùa uptrend của TTCK theo dữ liệu lịch sử.
Chúng ta tiếp tục “Kiên nhẫn” chờ đợi và quan sát cơ hội vào khoảng tháng 7.