Toàn cảnh thị trường 260121: Dòng bất động sản gợi ý tín hiệu tích cực cho thị trường
Vận động của thị trường phiên hôm nay tương đồng với phiên cuối tuần trước khi lượng cổ phiếu giá thấp từ phiên 20/01 tiếp tục về tài khoản của nhà đầu tư. Nỗ lực tăng giá của VN Index gặp thách thức bởi lực cung đẩy mạnh tại vùng giá xanh, qua đó hình thành vận động giằng co quanh tham chiếu. VN Index đóng cửa tại 1,166.05 điểm, gần như không đổi so với giá kết phiên liền trước, chỉ giảm nhẹ -00.6%, chủ yếu do sự giảm điểm -0.2% ở chỉ số VN30. Trong khi đó, dòng tiền dịch chuyển sang nhóm VNMidcap và VNSmallcap giúp 2 chỉ số này tăng 1.63% và 0.42%.
VN30 Index ghi nhận 17 mã giảm, so với 12 mã tăng, qua đó giải thích cho mức giảm -0.2% của chỉ số. Vận động đi xuống của nhóm vốn hóa lớn được phản ánh qua diễn biến của nhóm Ngân hàng khi sắc đỏ chiếm ưu thế tại nhóm này. Ở chiều ngược lại, MSN (+4%), MWG (+3.8%), PNJ (+3.6%),… thuộc nhóm nâng đỡ nhiều nhất cho VN30 Index.
Lĩnh vực Bất động sản duy trì giao dịch khởi sắc. DXG tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, KDH, CCL, NTL, TIG, CKG, LCG, NLG, LDG… đều tăng tốt với mức tăng 4% trở lên, trong khi VRE, NLG, PDR,… đều đóng cửa trên tham chiếu. Cùng chung trạng thái, nhóm Săm lốp tiếp tục chứng kiến mức giá trần của SRC, DRC, CSM trong khi sắc tím cũng chiếm ưu thế tại nhóm Dệt may. TNG, MSH, STK, GIL, ADS kết phiên tăng trần, còn VGT tăng tới 13.8%.
KLGD tuy giảm nhẹ -7.05% nhưng vẫn duy trì ở mức cao trên đường trung bình 50 ngày cho thấy dòng tiền đi vào thị trường chung vẫn ổn định. Sự tích cực với nhiều cổ phiếu tăng trần tại một số nhóm ngành kể trên, đặc biệt tích cực ở nhóm BDS là tín hiệu gợi ý rằng Vnindex có khả năng sẽ quay lại xu hướng tăng trong các phiên kế tiếp. NĐT có thể mở vị thế với tỷ trọng khoảng dưới 50% tiền mặt cho các cổ phiếu được gợi ý ở phần dưới tại các nhịp điều chỉnh. (Pass xem các link trong bài (nếu có): tsi500)
Trong nhóm BDS, NTL NLG và CCL là các cổ phiếu nhiều khả năng có KQKD quý 4 mạnh mẽ. NTL ước tính đạt LNST 198,2 tỷ đồng, tăng 70,7% so với cùng kỳ. KQKD quý 4 của NTL thể hiện sự bứt phá rất mạnh so với cùng kỳ, đòng thời cũng bỏ xa KQKD đạt được trong các quý đầu năm. Với diện tích còn lại ở dự án Hoài Đức và mở bán dự án bãi muối, cùng với việc đất nền đang tăng giá mạnh tại nhiều vùng miền, nhiều khả năng NTL sẽ thu hút được sự chú ý của cộng đồng đầu tư để tiếp tục đi lên.
https://nhadaututhanhcong.net/ctcp-phat-trien-do-thi-tu-liem-ntl-uoc-tinh-loi-nhuan-quy-iv-2020-dat-1983-ty-dong-tang-707.html
CCL với tiến độ bán hàng tốt từ tháng 10 tới tháng 12 (bán được trên 100 sản phẩm), nên nhiều khả năng KQKD cũng tăng mạnh, theo một số nguồn thông tin không chính thức thì CCL lãi khoảng 20 tỷ trong quý 4, tương ứng mức tăng khoảng gấp 4 lần cùng kỳ. CCL là cổ phiếu có tiềm năng về dài hạn nhờ quỹ đất lớn với gần 20 ha đất nền thương phẩm (giá bán 12-15 triệu/m2, giá vốn 2.5 triệu/m2) và khoảng 20-25 ha đất thương mại dịch vụ, trong khi vốn hoá thị trường hiện tại khoản hơn 500 tỷ.
https://nhadaututhanhcong.net/ctcp-dt-va-pt-do-thi-dau-khi-cuu-long-hnx-ccl-bao-cao-danh-gia-nhanh.html
NLG Đầu tư Nam Long (NLG) thông báo Quý 4 lãi 633 tỷ đồng tăng 13% nhờ chuyển nhượng cổ phần. Trước đó, NLG cho biết công ty có kế hoạch thoái một nửa cổ phần tại các dự án Paragon và Waterfront trong năm 2020 và dự kiến thu về hơn 720 tỷ đồng (chiếm khoảng 65% lợi nhuận trước thuế) thu nhập tài chính. Như vậy, mặc dù ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động tài chính, nhưng về bản chất đây vẫn là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng quỹ đất sạch của NLG là 681 ha mang lại lợi thế phát triển cho NLG so với các chủ đầu tư khác ở phía Nam. Với mức giá cạnh tranh và chiến lược phát triển sản phẩm phân khúc trung cấp, Công ty nằm trong số ít các chủ đầu tư có năng lực có thể ra mắt mô hình township đang được săn đón (trên 100 ha/dự án) tại các tỉnh vùng ven Tp.HCM.
NLG cũng có kế hoạch mua lại hai dự án ở phía Đông TP HCM, nơi được qui hoạch thành TP Thủ Đức trong tương lai. Hiện tại, Nam Long đã hoàn tất đàm phán các điều khoản tài chính quan trọng cho hai dự án này, dự kiến các thương vụ sẽ được thực hiện trong năm 2021.
https://nhadaututhanhcong.net/dau-tu-nam-long-nlg-quy-4-lai-633-ty-dong-tang-13-nho-doanh-thu-tai-chinh.html
Ngoài nhóm BDS, PNJ và MSN là hai cổ phiếu thể hiện được sức mạnh khi nhanh chóng vượt qua đợt bán tháo mạnh gần đây. KQKD quý 4 đánh dấu sự trở lại của PNJ khi cả doanh thu và lợi nhuận đều có sự tăng trưởng trở lại so với cùng kỳ năm trước, dù mức tăng trưởng LNST chỉ là 15% so với cùng kỳ, nhưng đây là mức tăng rất cao so với các quý khác trong năm, sự bứt phá KQKD của PNJ trong bối cảnh quý 4 là quý cao điểm là điều rất đáng ghi nhận. Chúng tôi nhận thấy khả năng PNJ tiếp tục đạt trạng thái tăng trưởng trong các quý kế tiếp là khá rõ ràng nhờ nối tiếp đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ quý 4, giúp PNJ dễ dàng bứt phá so với KQKD ở vùng mặt bằng thấp các quý đầu năm 2020.
Về giao dịch nội bộ/cổ đông lớn, đáng chú ý có sự gia tăng sở hữu của nhóm CĐ lớn – Vietnam Enterprise Investments Limited, nhóm này đã mua thêm 1.1 triệu cổ phiếu, hoàn tất giao dịch vào ngày 20/1 vừa qua.
https://nhadaututhanhcong.net/bctc-quy-4-danh-dau-su-tro-lai-cua-pnj.html
Các tổ chức tài chính lớn đánh giá tích cực về vị thế của MSN trong việc tận dụng tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngành tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt thông qua nền tảng kinh doanh sản phẩm tiêu dùng – bán lẻ – The CrownX của công ty. Các mảng kinh doanh tiêu dùng của MSN có diễn biến vượt kỳ vọng.
Các yếu tố hỗ trợ tiềm năng: Các giao dịch huy động vốn ở cấp độ tập đoàn hoặc công ty con mà trong đó các giao dịch này sẽ giúp củng cố định giá cho các công ty này cũng như giúp MSN giảm nợ vay.
Rủi ro tiềm năng là nỗ lực tái cấu trúc VCM có thể không mang lại nhiều hiệu quả.
Trong đợt bán tháo vừa qua, MSN là cổ phiếu vốn hoá lớn hiểm hoi hình thành được nền giá mạnh. Phiên GD 26/1 MSN đã bật lên tạo điểm mua phá vỡ mẫu hình cốc tay cầm. Đây là điểm mua an toàn để mở vị thế trên cổ phiếu này trong bối cảnh hầu hết các cổ phiếu vốn hoá lớn đều đã tang mở rộng xa khỏi nền giá.