Một phiên giảm điểm (không đủ tiêu chuẩn của ngày phân phối) không ảnh hưởng tới xu hướng thị trường
VN Index hôm nay đã tăng điểm trong phần lớn thời gian giao dịch. Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng về cuối ngày đã kéo chỉ số về gần mốc tham chiếu, trước khi giảm mạnh vào phiên chiều. Kết thúc phiên GD, VN Index giảm điểm mạnh với biên độ -1.33% sau chuỗi ngày đi ngang tích lũy, đóng cửa tại mức 1,162.01 điểm. Diễn biến đi xuống của thị trường chịu ảnh hưởng bởi vùng cản mạnh 1.175 – 1.200 điểm, bên cạnh nhịp biến động của các chỉ số chủ chốt trên thị trường châu Á trong ngày hôm nay. Cụ thể, Nikkei 225 và Shanghai giảm tương ứng -1.61% và -1.99%, trong khi KOSPI mất -2.45% giá trị.
Quan sát theo vốn hóa, VN30 Index giảm -1.29% về 1167.18 điểm, VN Midcap điều chỉnh -1.27% và tương tự với VN Smallcap giảm -0.83%. Rổ VN30 chứng kiến 26 mã giảm, đáng chú ý là các cổ phiếu VHM (-2.4%), VCB (-1.9%), VIC (-1.6%), BID (-2.2%), trong khi đó CTG (+1.2%), PLX (+0.9%), HPG (+0.7%) giúp hạn chế mức giảm của chỉ số. Một số đại diện thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ nỗ lực đi ngược lại xu hướng chung có thể kể đến như TDC (tăng trần), NTL (+4.2%), DGC (+3.9%), PTB (+3.1%),… (SSI Research, TSI team)
Thanh khoản trên kênh giao dịch khớp lệnh trên Vnindex chỉ ngang bằng phiên hôm trước (+0,04%), trong khi KLGD khớp lệnh trên Vn30 giảm -9.82% so với phiên hôm trước. Hành động khối lượng trên VN30 và Vnindex không đủ thuyết phục cho yêu cầu của một ngày phân phối. Đồng thời hiện tượng treo bảng giá phiên chiều cũng khiến cho hàng động giá và khối lượng không phản ánh chính xác cung cầu. Các cổ phiếu nhóm chứng khoán như MBS VND BVS CTS … vẫn thể hiện hành động giá tích cực, trong khi SSI HCM nhìn tổng thể chỉ là phiên tíc lũy thông thường. Nhiều cổ phiếu vẫn vận động tốt như HPG NTL CTG DGC TDC… chứ không có hiện tượng đồng thuận giảm mạnh như thường thấy trong một phiên đảo chiều đỉnh. Do đó, chúng ta tạm thời coi phiên GD ngày 24/2 là một phiên nghi ngờ và quan sát hành động thị trường phiên kế tiếp rồi sẽ đánh giá lại sau, nhưng nhìn chung chúng tôi thiên về quan điểm ngày 24/2 không phải ngày phân phối.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong thị trường uptrend vẫn thường gặp tình huống xuất hiện một ngày giảm điểm đáng kể như ngày 24/2, những phiên thế này đóng vai trò là nhịp rũ bỏ cần thiết để tích lũy thêm động lực cho thị trường, miễn là không xuất hiện thêm ngày tiêu cực ở phiên kế tiếp thì không có vấn đề gì cả, thị trường vẫn sẽ tiếp tục đi lên. THông thường, sau khi thị trường tạo được một vùng đáy khỏe thì uptrend sẽ kéo dài 2.5-3 tháng mới xuất hiện một nhịp điều chỉnh lớn, do đó thị trường ít khả năng đảo chiều đi xuống ở thời điểm này, đặc biệt là khi thị trường còn chưa có ngày phân phối nào thì việc nhận định thị trường sẽ giảm mạnh đi vào điều chỉnh là nhận định chủ quan, cảm tính quá mức.
Trong lịch sử không thiếu những phiên giảm điểm còn mạnh hơn ngày 24/2/2021 vừa qua với KL rất lớn, nhưng sau đó thị trường vẫn tiếp tục đi lên hoàn thành khung thời gian cần thiết của một thị trường tăng điểm là 2,5-3 tháng
Hành động phù hợp vẫn là nắm giữ danh mục, nếu còn nhiều tiền mặt vẫn có thể canh giải ngân bình thường vào các cổ phiếu có tín hiệu mua. Chúng tôi đặc biệt thích mua các cổ phiếu tăng mạnh phá vỡ nền giá trong những ngày thị trường điều chỉnh và thường xuyên thu được lợi nhuận lớn bằng phương pháp này.
Trong phiên GD 25/2, khi thị trường vận động tích cực trở lại, NĐT có thể tiếp tục tích lũy thêm cổ phiếu VHM, VND, CTS, mua mới cổ phiếu BVS theo điểm pocket pivot phá mẫu hình 3-C (phân tích chi tiết về các cổ phiếu này đã được cung cấp trong các báo cáo trước và trên nhóm tư vấn Zalo).