Toàn cảnh thị trường tuần 13 – 17 tháng Ba và một vài lưu ý cho tuần tới
Vnindex kết tuần trong trạng thái thận trọng trước những biến động mạnh trong cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu. Trước đó, thị trường VN đã bật lên mạnh mẽ trong phiên ngày Thứ Tư sau khi SBV hạ một số lại suất điều hành để đón đầu chính sách của FED. Mặc dù 2 phiên cuối tuần thị trường giao dịch thận trọng nhưng các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán vẫn đang giao dịch tích cực, nhóm BDS dù đối mặt nguy cơ vỡ nợ nhưng cũng vận động tốt trong tuần. Trước mắt trong tháng 3 và nửa đầu tháng 4 TTCK VN vẫn chưa có những biến cố lớn có thể dự đoán. Nên vận động của thị trường sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi chính sách nới lỏng lãi suất điều hành của SBV, cầu mua của các ETF ngoại. Vận động của thị trường thế giới, diễn biến cuộc đua xử lý khủng hoảng ngân hàng và quyết định chính sách của FED cũng sẽ gây ảnh hưởng lên TTCK VN.
Thông tin được quan tâm nhất mấy ngày cuối tuần là UBS đưa ra đề nghị mua lại Credit Suisse đang ốm yếu, trong khi chính quyền Biden đang thảo luận với nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett về bán cổ phần Ngân hàng. Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang tuần tới đang lờ mờ hiện ra kết quả của việc tăng lãi suất với triển vọng thay đổi rất nhiều so với trước đây.
Một đợt nỗ lực phục hồi trên thị trường chứng khoán Mỹ đang diễn ra trong tuần qua, nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa các chỉ số. Chỉ số Nasdaq, dẫn đầu bởi Microsoft ( MSFT ), Meta Platforms ( META ), Nvidia ( NVDA ) và Advanced Micro Devices ( AMD ), đã tăng vọt lên trên các đường 50 ngày và 200 ngày, ngay cả sau phiên giảm vào thứ Sáu. Nhiều cổ phiếu chip (sản xuất chíp) đang ở gần điểm mua.
Trong khi đó, các chỉ số khác đang chịu áp lực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và nhóm cổ phiếu hàng hóa. S&P 500 tăng khiêm tốn trong tuần, nhưng không thể giữ được mức hỗ trợ quan trọng sau phiên thứ Sáu. Chỉ số Dow Jones giảm trong khi chỉ số Russell 2000 sụt giảm mạnh.
Nhóm ngân hàng vẫn tập trung sự chú ý vào những gã khổng lồ trong ngành và các cơ quan quản lý đang chạy đua để ngăn chặn khủng hoảng.
Cuộc họp chính sách từ thứ Ba đến thứ Tư tuần tới của Fed được cho là sẽ cố gắng cân bằng các vấn đề của ngành ngân hàng với việc chống lại lạm phát. Fed funds futures (đánh cược về mức thay đổi lãi suất của FED) đã biến động dữ dội trong tuần qua, nhưng thị trường hiện đang nghiêng về một đợt tăng lãi suất vừa phải.
Nhật báo IBD nói rằng đợt nỗ lực phục hồi của thị trường trong tuần qua không hẳn là một tình huống lý tưởng, bởi các chỉ số đang không đồng thuận, không ổn định, biến động dựa trên tin tức trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra. IBD khuyên các nhà đầu tư nên thận trọng. Nhưng họ cũng cho biết rằng một số cổ phiếu tăng trưởng đã phát tín hiệu mua.
IBD đánh giá rằng TTCK Mỹ không chỉ là một thị trường bị chia rẽ, mà có thể là một thị trường có vẻ bề ngoài tốt nhưng bên trong lại xấu. Chỉ số Nasdaq trông tương đối khỏe mạnh, di chuyển mạnh trong tuần trước để lấy lại tất cả các đường trung bình động chính. Nhiều cổ phiếu công nghệ đã thể hiện sức mạnh hoặc khả năng phục hồi ấn tượng trong vài tuần qua. Nhưng các chỉ số khác vẫn nằm dưới tất cả các đường trung bình động. Chỉ số S&P 500 nhờ được sự chống đỡ bởi những gã khổng lồ công nghệ, đã tăng nhẹ vào tuần trước, nhưng không thể giữ được đường trung bình 200 ngày. Chỉ số Dow và đặc biệt là chỉ số Russell 2000 thì mất điểm, giao dịch gần mức thấp nhất năm 2023.
Một số cổ phiếu tăng trưởng đang tăng tốt, đáng chú ý là những gã khổng lồ công nghệ và các cổ phiếu chip, và một số cổ phiếu phần mềm. Các công ty xây dựng nhà và một số nhà sản xuất sản phẩm y tế cũng đang hoạt động tốt. Nhưng số lượng cổ phiếu dẫn dắt là hẹp.
IBD cho rằng một đợt phục hồi thị trường không đồng thuận giữa các chỉ số như trong tuần qua có thể khó đứng vững và tùy thuộc vào các diễn biến xoay quanh xử lý khủng hoảng ngân hàng và chính sách của FED. Nếu cuộc khủng hoảng ngân hàng lắng xuống, một đợt phục hồi trên diện rộng, dựa trên các cổ phiếu tăng trưởng có thể diễn ra. Nhưng nếu cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng thì Nasdaq và các cổ phiếu tăng trưởng dẫn dắt sẽ rất khó đạt được bất kỳ tiến triển nào. Quyết định cũng như triển vọng lãi suất của Fed trong kỳ họp kết thúc ngày Thứ Tư cũng quyết định hướng đi tiếp theo của thị trường.
Fed liệu có tăng lãi suất hay không?
Cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay đã làm đảo lộn các kỳ vọng diều hâu về việc tăng lãi suất 0.5% vào ngày 22 tháng 3. Bởi nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ngân hàng là do các đợt tăng lãi suất nhanh chóng của Fed trong năm qua.
Hiện tại, các công cụ theo dõi đang cho thấy thấy 62% cơ hội tăng lãi suất 0.25 % khi kết thúc cuộc họp của Fed vào thứ Tư. Các nhà đầu tư đang đặt cược vào việc tạm dừng việc tăng lãi suất vào tháng 5, sau đó sẽ là nhiều đợt cắt giảm lãi suất. Nhưng các tỷ lệ đặt cược vẫn đang thay đổi liên tục. Giám đốc Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác có thể chưa biết họ dự định làm gì.
Các nhà hoạch định chính sách không muốn lỏng tay trong cuộc chiến chống lạm phát, nhưng rõ ràng là họ không muốn gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính rộng lớn hơn. Cục Dự trữ Liên bang đóng vai trò chính trong điều chỉnh tài chính và mọi chính sách gây khủng hoảng.
Ngay cả khi tình hình căng thẳng tài chính nhanh chóng giảm bớt khi FED bắt đầu giảm lãi suất, thì các ngân hàng (sau khi nhận được bài học lớn) có thể sẽ hạn chế cho vay, tạo ra các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn. Điều này cũng sẽ tiếp tục làm nền kinh tế chậm lại, dẫn đến giá hàng hóa tiếp tục sụt giảm, nhờ đó tiếp tục giảm bớt áp lực lạm phát.
Triển vọng tăng lãi suất sẽ rất quan trọng đối với sự phục hồi của thị trường chứng khoán. Cục Dự trữ Liên bang sẽ cập nhật các dự báo tăng lãi suất và kinh tế vào thứ Tư. Các thị trường sẽ chú ý đến những bình luận của Chủ tịch Fed Powell về cách các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận tình hình hiện tại.
Hành động của FED cũng sẽ ảnh hưởng đến cách chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước VN (SBV). Tuần trước, SBV đã đi trước đón đầu chính sách của FED bằng cách hạ một loạt lãi suất điều hành. Nếu như FED hành động bồ câu vào Thứ Tư tuần tới, rất có thể SBV sẽ đưa ra thêm một số chính sách điều hành theo hướng nới lỏng.
Chỉ số tương lai Dow Jones tăng trong phiên giao dịch ngày Chủ nhật; Thị trường sẽ phản ứng thế nào với giao dịch UBS-Credit Suisse?
Ngân hàng đối thủ UBS ( UBS ) sẽ mua gã khổng lồ Thụy Sĩ Credit Suisse ( CS ) với giá 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,24 tỷ USD). Credit Suisse đóng cửa vào thứ Sáu với mức vốn hóa thị trường là 8 tỷ đô la. Khoảng 17 tỷ đô la trái phiếu Credit Suisse sẽ bị xóa sổ, động thái này có thể ảnh hưởng đến các trái phiếu chuyển đổi ngẫu nhiên khác.
UBS có kế hoạch thu hẹp chi nhánh ngân hàng đầu tư của Credit Suisse. Họ đang nhìn vào khả năng cắt giảm 8 tỷ đô la chi phí vào năm 2027, chủ yếu thông qua cắt giảm nhân viên.
UBS sẽ nhận được bảo lãnh của chính phủ đối với khoản lỗ lên tới 9 tỷ CHF (9,7 tỷ USD) của Credit Suisse.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cho biết UBS và CS có “quyền truy cập không hạn chế” vào các cơ sở vật chất hiện có của họ. Các ngân hàng cũng có thể nhận khoản vay hỗ trợ thanh khoản lên tới 100 tỷ franc Thụy Sĩ (108 tỷ USD).
Tổng thống Thụy Sĩ cho biết dòng tiền bị rút ra vào thứ Sáu bất chấp khoản vay thanh khoản trị giá 54 tỷ đô la từ SNB vào thứ Năm cho thấy rõ ràng rằng việc ổn định Credit Suisse là cần thiết. Bộ trưởng tài chính cho biết việc Credit Suisse vỡ nợ sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng” đối với hệ thống tài chính toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ “hoan nghênh” thỏa thuận với Credit Suisse, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào hệ thống tài chính “kiên cường” của Mỹ.
Như vậy, cuộc khủng hoảng ở Credit Suisse đã được giải quyết triệt để.
Câu hỏi lớn đặt ra là các thị trường toàn cầu, từ hợp đồng tương lai Dow Jones, trái phiếu kho bạc, hàng hóa đến thị trường nước ngoài và cổ phiếu ngân hàng nói chung, phản ứng thế nào với thỏa thuận UBS-Credit Suisse?
Hợp đồng tương lai Dow Jones đang tăng 0,57% so với giá trị hợp lý (+182,6%). Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0,64% và hợp đồng tương lai Nasdaq 100 tăng 0,56%. Dầu thô tương lai cũng đang phục hồi.
Hành động qua đêm trong hợp đồng tương lai của Dow và các chỉ số khác không nhất thiết phải chuyển thành giao dịch thực tế trong phiên giao dịch thông thường tiếp theo. Nhưng nó cho thấy thị trường đang phản ứng tốt hơn với các thông tin cuối tuần.
Kết lại, các thông tin đang cho thấy TTCK thế giới có thể sẽ giao dịch tích cực trong tuần tới, nhờ đó có thể sẽ giảm tải áp lực bán cho TTCK VN.