Vì sao PSH tăng trần nhiều phiên? Vì sao tồn kho cao? Vì sao không trích lập dự phòng giảm giá tồn kho? Vì sao có lúc lãi gộp lên tới 25%? Liệu có xào lợi nhuận không?
Lý do tăng trần nhiều phiên thì quá dễ giải thích rồi:
- Doanh thu tăng 63% so với quý cao điểm nhất trong lịch sử. Việc doanh thu tăng cao như vậy dẫn đến đòn bẩy hoạt động tăng mạnh do các chi phí cố định tăng chậm hơn rất nhiều. Cùng với việc giá dầu trong quý 1 và 2 năm 2023 đã ổn định trong một trang thái đi ngang, nên công ty sẽ dễ kiểm soát hàng tồn kho hơn, tăng lượng hàng hóa bán ra thị trường nhờ đó tăng lợi nhuận. Đòn bẩy hoạt động tăng và giá dầu ổn định sẽ giúp công ty này tiếp tục bứt phá về lợi nhuận trong các quý tới.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính trong quý 1 vào khoảng 100 tỷ, nhân 4 quý để tính dự phóng lợi nhuận, tương đương 400 tỷ/năm. Chỉ cần lấy PE = 5 thôi là lên được vốn hóa 2000 tỷ, tương ứng gần 16k/cổ. Cổ phiếu có doanh thu tăng trưởng cao tới 63% so với cao điểm nhất trong lịch sử thì lấy PE=5 là rất thận trọng. Nếu như quý 2, công ty này có lợi nhuận cao hơn con số 100 tỷ từ hoạt động kinh doanh chính thì định giá có thể cao hơn nữa.
- Cổ phiếu này có giá trị sổ sách là 13.8k/cổ. Một cố phiếu tăng trưởng doanh thu rất mạnh thì chắc chắn giá phải vượt qua giá trị sổ sách chí ít là 20%. Bạn lập một công ty và mất cả hơn chục năm để đưa công ty đó lên vị thế dẫn đầu thị phần một vùng, cụ thể là miền Tây, thoát qua những giai đoạn khó khăn nhất, bước vào thời kỳ tăng trưởng cao, thì bạn có bán nó ở mức giá ngang với giá trị sổ sách hay không? Tất nhiên là không, chí ít phải trên 20% giá trị sổ sách chứ, thậm chí hơn thế nhiều.
- Dự án kho trữ dầu mới quy mô lớn tiếp tục đi vào hoạt động tháng 5 vừa rồi và cuối năm nay sẽ giúp công ty tiếp tục gia tăng năng lực thương mại xăng dầu.
Những người không hiểu biết về đầu tư, chỉ thấy cổ phiếu tăng trần nhiều phiên là kêu hàng lái, thấy giá thấp là kêu hàng rác. Họ không hề biết cách đọc báo cáo tài chính để thấy rằng sự tăng giá đó là đến từ KQKD đánh bại kỳ vọng của cộng đồng. Giá cổ phiếu trước khi ra báo cáo quý 1 chỉ được vài nghìn là vì ngành này năm trước đa số đều lỗ to do giá dầu chạy cao trào sau chiến tranh NGa – U rồi lao dốc. Năm ngoái nhiều người thấy giá dầu tăng cao thì lao vào mua cổ bán xăng dầu hòng ăn chênh tồn kho mà không thấy rằng Mỹ đang hô hào chống lạm phát, bằng cách nâng mạnh lãi suất để hãm nền kinh tế, thì giá dầu làm sao leo cao nổi, giá dầu sập chỉ là sớm muộn. Rất nhiều người đã mua khi thấy giá dầu leo cao hòng ăn quả báo lãi nhờ chênh lệch giá hàng tồn kho. Nhưng sự thật thì khi giá dầu cao như thế các công ty buôn xăng dầu sẽ không dám nhập nhiều, chỉ nhập tới đâu bán ngay tới đó, thậm chí bị nhà nước điều tiết giá phải bán lỗ tới 4000/lít hồi 2022, nên cũng không dám bán nhiều chỉ bán nhỏ giọt, gây ra tình trạng lái auto đi nhiều cây xăng mới đổ được đầy bình. Bản thân PSH chịu lỗ lớn lên tới 300 tỷ vào quý 2/2022 do phải bán cắt lỗ hàng tồn kho. Họ thi nhau mua PSH lúc giá dầu phi lên 100-130 rồi bị lỗ nặng khi thị trường sập và công ty kinh doanh lỗ nên họ căm ghét nó, trùm cho nó cái tiếng xấu là hàng rác, hàng lái. Thực chất, các công ty làm thương mại họ chỉ thuận lợi làm ăn nhất khi giá hàng hóa đi ngang trong biên độ, xuống hỗ trợ thì tăng nhập lưu kho, chứ khi giá hàng hóa tăng cao là khó quản lý hàng tồn kho, nhất là ngành xăng đầu chưa sửa nghị định 95 nên giá bán bị áp đặt rất bất lợi.
Tại sao tồn kho cao?
Một câu hỏi nhiều người thắc mắc là tại sao PSH có tồn kho cao so với các công ty cùng ngành. Hiện nay năng lực dự trữ xăng dầu của các DN lớn là thấp, gây mất an ninh năng lượng, là một phần nguyên nhân dẫn đến cảnh khan hiếm xăng dầu hồi năm ngoái, nên nhà nước đang phải tìm cách thu hút vốn tư nhân vào xây dựng hạ tầng dữ trữ xăng dầu. Các công ty như PLX OIL có hệ thống kho chiếm tỷ trọng lớn trên tổng kho cả nước nhưng vẫn là bé so với quy mô doanh thu hàng quý của họ. Vì thế nên hàng tồn kho của họ khá thấp so với doanh thu hàng quý. Đây là điều bất lợi của họ. Vị thế dẫn đầu khu vực ĐB Sông Cửu Long của Nam Sông Hậu phần nhiều có sự đóng góp của hệ thống 10 kho cầu – cảng với tổng sức chứa hơn 570,000 m3 và tổng tải trọng hơn 250,000 DWT, và vẫn đang gia tăng đầu tư thêm. Nhờ có kho chứa lớn, Công ty có thể chủ động trong việc tích trữ nguyên liệu đầu vào, đảm bảo giá thành ổn định, duy trì biên lợi nhuận gộp hợp lý, là ưu thế của PSH khi so sánh với các công ty cùng ngành. Trong khi đó, hệ thống cầu cảng có tải trọng lớn cũng giúp tiết giảm chi phí vận chuyển.
Dự kiến thời gian tới PSH tiếp tục triển khai các dự án đầu tư trị giá lớn cho hệ thống hạ tầng. Ví dụ như dự án Tổng kho dầu khí Soài Rạp tại Tiền Giang với tổng mức đầu tư 1,500 tỷ đồng (giai đoạn 1 dự án này đã đi vào vận hành đầu tháng 5/2023); dự án Cảng chuyên dùng – kho chứa xăng dầu – sản xuất dầu nhờn tại Hậu Giang với tổng mức đầu tư 290 tỷ đồng, cùng một số dự án khác.
Rõ ràng ưu thế kho chứa mang lại cho PSH lợi thế so với công ty đàn anh trong ngành như PLX OIL. Nhưng vì bà con quen nhìn vịt rồi nên nhìn sang thiên nga như PSH là thấy không quen, thấy ảo ảo, thấy đáng ngờ.
Một yếu tố nữa khiến cho hàng tồn kho của PSH cao là vì công ty này nhận lưu kho ký gửi của các bên khác, ăn phí lưu kho. Xem trên thuyết minh báo cáo, có khoản 1786 tỷ phải trả người bán dài hạn, 933 tỷ phải trả người bán ngắn hạn. Trong số này sẽ có một phần là hàng ký gửi dưới dạng phải trả. Con số tồn kho thực tế của PSH có lẽ vẫn sẽ cao nhưng không tới con số 4700 tỷ. Hàng tồn kho dù thấp hơn con số thực tế nhưng điều này không ảnh hưởng gì đến giá trị của cổ phiếu PSH cả. Ngược lại, việc cho thuê kho như vậy có thê giúp công ty này có thêm nguồn tiền trang trải chi phí cố định. Có người lại lo là trong Téc chứa sọ là trên xăng dầu dưới là nước, cái này không có đâu vì vụ gian lận này đã được đưa vào sách giáo khoa ngành tài chính rồi, không qua mặt nổi ngân hàng, các cơ quan quản lý và kiểm toán đâu nhé. Hơn nữa, bác chủ tịch xưa từng dính án chung thân, may cải tạo tốt được ân xá về làm lại cuộc đời, sẽ không có chuyện quay lại làm ăn lớn mà vẫn dám làm gian lận. Trong các bài báo phỏng vấn, tôi thấy bác này có vẻ tự hào vì đã làm lại được cuộc đời, chứ không hề giấu giếm quá khứ tù tội. Một con người khá thú vị!
Tại sao không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho? Tại sao quý 3/2021 biên lãi gộp lên tới 25%?
Theo quy định của Nhà nước, các công ty buôn bán xăng dầu như PSH PLX OIL phải giữ lại cho dự trữ quốc gia là 20% sản lượng mục tiêu đặt ra mỗi năm. 20% này sẽ được đặt dưới sự quản lý của Bộ Công thương, nếu đem ra bán tùy tiện, các công ty có thể bị xử phạt và rút giấy phép kinh doanh.
Các công ty trong ngành như PLX OIL đều có trịc lập giảm giá hàng tồn kho. Nhưng lưu ý, hàng tồn kho của các công ty này thấp nên họ chỉ trích lập với chỗ hàng bị bắt phải lưu kho đảm bảo an ninh năng lượng thôi. Chứ hàng hóa đã bán trong kỳ rồi thì đâu phải trích lập mà hạch toán thẳng vào kết quả kinh doanh. Phần hàng tồn khi thuộc diện giữ lại cho dự trữ quốc gia của PSH là tồn kho từ giá thấp, có bán hàng giá thấp và đảo mua hàng mới một lần vào năm 2021 sau đó giá dầu up lên tục nên chỗ đó chắc chắn không phải trích lập. Đó là lý do vì sao khi giá dầu lao dốc từ 130 về 80 PSH không trích lập tồn kho đồng nào. Còn với số hàng hóa tồn kho ngoài diện dự trữ quốc gia, vào quý 2/2022 họ đã bán chạy hàng và chịu lỗ tới 263 tỷ đồng trên doanh thu 1700 tỷ. Trong quý này PLX doanh số bán ra là 84 nghìn tỷ mà chỉ lỗ có 192 tỷ thôi. Như vậy, hàng tồn kho của PSH đã được họ đẩy đi và chịu lỗ lớn ngay trong quý 2/2022, còn phần dự trữ quốc gia 20% sản lượng mục tiêu đặt ra mỗi năm thì vẫn là hàng tồn kho giá thấp, không phải trích lập dự phòng.
Cũng chính việc bán ra phần tồn kho dành cho dự trữ quốc gia là nguyên nhân khiến cho PSH hạch toán biên lợi nhuận rất cao vào quý 3/2021 khiến cho mọi người thấy khó hiểu, sợ họ hạch toán lợi nhuận linh tinh, xào xáo. Cu thể:
“Trong đại hội cổ đông thường niên năm 2022, Chủ tịch PSH chia sẻ về một số động thái sắp tới của Công ty. Ông Huy cho biết, trong khoảng thời gian giá xăng dầu biến động trong năm 2021, Công ty đã xin Bộ Công thương bán ra 60% lượng dự trữ xăng dầu giá thấp nhằm bảo vệ quyền lợi cổ đông và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Sang năm 2022, nguyên nhân Công ty không bán tiếp 40% tồn kho giá thấp còn lại để gia tăng lợi nhuận là vì theo quy định của Nhà nước, PSH phải giữ lại cho dự trữ quốc gia là 20% sản lượng mục tiêu đặt ra mỗi năm. 20% này sẽ được đặt dưới sự quản lý của Bộ Công thương, nếu đem ra bán, Công ty có thể bị xử phạt và rút giấy phép kinh doanh.”
Tham khảo thông tin từ ĐHCĐ 2022 tại đây:
https://fili.vn/2022/05/dhdcd-psh-muc-tieu-doanh-thu-2022-gap-25-lan-ket-qua-2021-737-966144.htm
Việc bán ra 60% hàng tồn kho giá thấp vào quý 3/2021 đã khiến cho PSH có lãi gộp 250 tỷ trên doanh thu 1000 tỷ. Con số này làm nhiều người thấy rất ảo, rất đáng ngờ, rất xào xáo, rất khó phân tích. Khi họ không hiểu thì họ mặc định cho rằng công ty này hạch toán không trung thực :)))
Liệu PSH có lợi dụng việc còn lỗ lũy kế không phải đóng thuế để xào báo cáo, book lãi ảo không?
Chắc chắn là không. Các công ty kinh doanh xăng dầu đều bị thu thuế môi trường đánh thẳng vào doanh thu, bên cạnh đó còn thuế GTGT, tiêu thụ đặc biệt. Các khoản thuế này đánh thẳng vào doanh thu, nên giá trị thuế phải nộp cao gấp nhiều lần so với thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trên lợi nhuận.
Trong quý 1, báo cáo cân đối kế toán cho thấy các khoản thuế phải nộp nhà nước là 1500 tỷ. Thuế này được tính trực tiếp vào giá vốn kinh doanh. Bao gồm thuế bảo vệ môi trường 1240 tỷ, thuế GTGT 244 tỷ, thuế tiêu thụ đặc biệt 128 tỷ.
Theo Nghị quyết số 30 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, kể từ 1/1/2023 đến hết 31/12/2023, mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) được áp dụng đối với xăng (trừ etanol) là 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 1.000 đồng/lít; dầu diesel là 1.000 đồng/lít.
Vì phải đóng rất nhiều loại thuế hàng quý trên doanh thu bán ra, nên không thể có chuyện book doanh thu ảo được vì số tiền phải đóng thuế là rất lớn.
Về việc doanh nghiệp nợ thuế 1500 tỷ có đáng lo không? Đây là chuyên không đáng lo vì xưa nay quý nào công ty cũng đều nợ khoản thế này, các quý trước còn cao hơn quý này. Việc công ty trích trước tiền thuế vào khoản phải trả là rất bình thường, quý này bán, quý tới trả, tiếp tục gối như vậy, thành ra đây là khoản nợ chiếm dụng không chịu lãi, chiếm dụng được mà không phạm pháp thì tội gì không chiếm dụng.
Lại có ông chê công ty này tiền mặt ít. Có công ty tăng trưởng cao nào mà tiền mặt nhiều đâu. Đằng này tăng trưởng doanh thu tới 63% so với quý cao điểm nhất trong lịch sử thì làm gì có nhiều tiền mặt. Trên báo cáo quý 1, tiền và tương đương tiền 200 tỷ, thế là đủ để kinh doanh rồi, trữ nhiều tiền mặt quá làm gì. Muốn nhiều tiền mặt thì chọn công ty giảm tăng trưởng, không biết làm gì với đống tiền mặt, chứ cổ tăng trưởng cao chẳng công ty nào có nhiều tiền mặt cả đâu.
Rồi có ông chê phải thu tăng, dòng tiền kinh doanh âm. Doanh thu quý 1 tăng 1600 tỷ so với cùng kỳ, và so với quý 4/2022 (hai quý doanh thu ngang ngang nhau), mức tăng doanh thu thế này là vô cùng lớn, thì phải thu tăng thêm 400 tỷ là quá bình thường, thậm chí là quá thấp. Tổng cộng doanh thu mỗi năm hàng hơn chục nghìn tỷ mà phải thu tổng cộng trong quý chỉ có 700 tỷ, cho thấy công ty này quản lý phải thu quá tốt chứ chẳng có gì xấu cả. Đồng thời, doanh thu tăng rất mạnh như thế thì dòng tiền tạm thời bị âm là bình thường, không hề xấu. Đừng quên rằng RAL phải thu lên tới 5000 tỷ trên vốn hóa hơn 2000 tỷ mà giá hơn trăm ngàn đó. Nên PSH đang tăng mạnh doanh thu (1600 tỷ) thì dòng tiền kinh doanh âm có hơn 700 tỷ chẳng có gì đáng ngại cả.
NÓI CHUNG, SAU 1 PHIÊN SÀN GIẶC GIÃ 4 PHƯƠNG NỔI LÊN NHƯ KIẾN, CHÉM GIÓ NHƯ THẦN NÀO LÀ ÚP BÔ RỒI, PHÂN PHỐI RỒI, CÔNG TY XÀO XÁO DOANH THU LỢI NHUẬN ĐÓ, TỒN KHO ẢO ĐÓ… NGHE MÀ RÁT CẢ TAI. NHƯNG RỒI XEM, LỬA THỬ VÀNG, GIAN NAN THỬ SỨC. ĐẾN KHI PSH LÊN TIẾP TUI SẼ ĐIỂM DANH LẠI TỪNG ÔNG MỘT KKKK