Vn30 tích luỹ chờ thời cơ “khởi nghĩa” sau hai phiên tăng liên tục trước đó, cổ phiếu hôm nay FPT, Tv2 và một số mã hàng không
Sau 2 phiên tăng điểm tốt vào ngày Thứ 4 và Thứ 5 nhờ dòng tiền trở lại nhóm VN30, lực chốt lời đã gia tăng trở lại trong ngày cuối tuần khiến đà tăng điểm trong phiên sáng của VN Index nhanh chóng bị thu hẹp. Chỉ số chủ yếu giao dịch dưới tham chiếu vào phiên chiều trước khi đóng cửa phiên cuối tuần tại mức 1,181.56 điểm, không thay đổi nhiều so với giá đóng cửa ngày thứ Năm.
VN30 sau các phiên giao dịch khả quan đã quay trở lại với sắc đỏ, tuy nhiên biên độ giảm không đáng kể (-0.08%), về 1,187.81 điểm. Rổ VN30 chứng kiến 16 mã giảm, so với 6 cổ phiếu tăng giá. VPB (+1.7%), HDB (+1%), SBT (+4.9%) là những cổ phiếu diễn biến tốt nhất trên Vn30.
Nhóm vốn hóa trung bình cùng chung trạng thái với mức giảm nhẹ -0.05% của VN Midcap Index, trong khi đó VN Smallcap Index vẫn duy trì sắc xanh với biên độ +0.18%. Một số đại diện thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ cho mức sinh lời tốt có thể kể đến như DIG (+3.6%), DGW (+4.4%), LSS (+6.6%),…
Trên sàn Hà Nội, bất chấp áp lực bán gia tăng vào cuối phiên, HNX Index đóng cửa vẫn duy trì sắc xanh (+0.14%), đạt 273.9 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp của chỉ số chủ yếu nhờ động lực từ SHB (+2.3%).
KLGD khớp lệnh trên Vnidex tăng nhẹ 1.62%, trái lại KLGD trên Vn30 lại thấp hơn phiên trước 10%, trong khi trên Vnmidcap ngang bằng. KLGD của Vnidex tăng là do đóng góp của Vnsmallcap – chỉ số của nhóm vốn hoá nhỏ, chỉ số này vẫn tăng điểm trong phiên Thứ 6, với KLGD đạt 159 triệu, cao hơn ngày trước 10 triệu đơn vị.
Như vậy hành động giá và khối lượng thị trường cho thấy phiên GD thứ 6 chỉ là hành động tích luỹ của nhóm Vn30 sau khi nhóm này đã tăng mạnh 2 phiên liên tiếp vào thứ Tư và thứ Năm, thể hiện qua mức giảm điểm rất ít trong khi KLGD giảm tới 10%.
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc tuần với phiên tăng điểm mạnh; cổ phiếu tụt hậu Boeing vươn lên dẫn đầu Dow Jones. Đà tăng của TTCK Mỹ được duy trì bất chấp một đợt tăng khác trên lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm. NASDAQ đã phục hồi tốt từ mức thấp nhất ngày, trong khi DJA và SP500 đều tiếp đà tăng.
Với sự vận động tích cực của thị trường thế giới, cùng với đà tăng hiện tại của Vnindex vẫn được duy trì, và biểu đồ đẹp trên nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn, nên nhiều khả năng Vn30 sẽ tiếp tục bật tăng theo đà trong tuần tới. Hiện tại xu hướng thị trường vẫn là xu hướng tăng, và chúng ta mới chỉ đi được 1/2 chặng đường (thị trường mới thoát đáy đi lên được 6 tuần). Các cơ hội đầu tư sẽ tiếp tục xuất hiện trong 4-6 tuần kế tiếp trước khi nhịp điều chỉnh đáng kể diễn ra.
Mua gì hôm nay?
CTCP FPT
FPT là cổ phiếu đang thu hút nhiều sự chú ý gần đây khi xung phong tham gia gỡ rối cho việc nghẽn lệnh của sàn HOSE, kếhoạch kinh doanh 2021 tăng trưởng rất mạnh, KQKD quý 4 tiếp tục tăng trưởng cao, cùng với sự gia tăng sở hữu của quỹ ngoại là những yếu tố xúc tác cho FTP. Trên biểu đồ, FPT đã có 3 tuần thắt chặt liên tiếp, đây là điểm mua thay thế trong phương pháp CANSLIM. Đối với cổ phiếu quá mạnh, sớm bật tăng ngay trước khi thị trường có ngày xác nhận FTD, không cho chúng ta cơ hội mua, thì điểm mua thay thế ba tuần thắt chặt là điểm mở vị thế hợp lý nhất trên cổ phiếu này.
Tính riêng trong quý IV/2020, doanh thu của FPT đạt 8.609 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.447 tỷ đồng, tăng 25,1%. Luỹ kế cả năm 2020, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt lần lượt 29.830 tỷ đồng và 5.261 tỷ đồng, tăng 7,6% và 12,8% so với năm 2019. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4.119 đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong cơ cấu doanh thu cả năm 2020, khối công nghệ đóng góp 56% với 16.805 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ. Khối viễn thông chiếm 39% với 11.466 tỷ đồng, tăng 10,3% so với 2019. Khối giáo dục và đầu tư đóng góp 5%.
Trong đó, doanh thu ký mới của khối công nghệ năm 2020 đạt 13.095 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019. Số lượng khách hàng có doanh thu trên 500 ngàn USD tăng gần 19% trong khi số dự án có quy mô hàng triệu USD tăng 38,5%. Nhờ vậy, chuyển đổi số ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 31%, từ 2.453 tỷ đồng năm 2019 lên 3.219 tỷ đồng trong năm vừa qua.
Ở khối viễn thông, biên lợi nhuận trước thuế dịch vụ băng thông rộng tăng lên gần 20% trong khi các dịch vụ khác đạt mức trên 12%. Doanh thu khối giáo dục tăng 22%. Số học sinh trung bình cả năm 2020 đạt 52.005 người, tăng 30,4%.
Dịch vụ CNTT nước ngoài trong năm 2020 đạt doanh thu 12.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.970 tỷ đồng, tăng lần lượt 10,6% và 14,4% so với năm 2019. Trong đó, các thị trường như Nhật Bản và châu Á – Thái Bình Dương (APAC) có mức tăng doanh thu ở mức 9% và 28%. Còn tại thị trường Việt Nam, doanh thu đạt 4.805 tỷ đồng, giảm nhẹ (2,6%) so với năm 2019 nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn tăng trưởng xấp xỉ 7%, đạt 267 tỷ đồng.
Năm 2021, FPT đặt kế hoạch doanh thu 34.720 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 6.210 tỷ đồng, lần lượt tăng 16,4% và 18% so với thực hiện trong năm 2020.
Trong một diễn biến khác, sau khi bán bớt FPT, Dragon đã nhanh chóng “sửa sai” khi mua gần 1 triệu cổ phiếu để quay lại ghế cổ đông lớn.
Như vậy, KQKD theo quý và năm của FPT đều có sự tăng trưởng, đồng thời KQKD và giá cổ phiếu hiện tại đều bứt phá đạt được mức cao mới – đáp ứng các tiêu chí C-A-N trong canslim, Dragon nhanh chóng sửa sai, kế hoạch tăng trưởng tiếp nối với mức +18% trong năm 2021, biểu đồ đang có điểm mua 3 tuần thắt chặt (đúng ra là 4 tuần, còn thiếu 1 tuần nữa là đủ thời gian cho nền giá phẳng).
Với những điểm nhấn trên, chúng tôi khuyến nghị mua tích luỹ cổ phiếu FPT trong vùng giá 76.5-77 theo kiểu ba tuần thắt chặt được mô tả bởi W. O’Neil với mục tiêu lợi nhuận ~20%.
CTCP Tư vấn xây dựng điện 2
Sau khi phá vỡ mẫu hình vai đâì vau ngược tiếp diễn, Tv2 đã chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần với khối lượng thấp, mở ra cơ hội tuyệt vời để gia tăng sở hữu cổ phiếu này lên tỷ trọng 25% danh mục. Trong các phiên kế tiếp chúng ta tiếp tục thu gom Tv2 trong vùng giá 56-57 để sở hữu nhiều hơn cổ phiếu này.
Tư vấn xây dựng điện 2 (TV2) báo lãi 326 tỷ đồng trước thuế, vượt 63% kế hoạch năm, KQKD quý 4 bứt phá mạnh mẽ với doanh thu thuần đạt 1.278 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với con số 563 tỷ đồng đạt được cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt 231 tỷ đồng, gấp 4 lần lợi nhuận gộp đạt được quý 4/2019, biên lợi nhuận gộp đạt 18,1%. Tv2 là công ty thuộc kiểu có sự Breakout về lợi nhuận, đi kèm sự tăng trưởng mạnh của doanh thu, là xúc tác mạnh giúp thúc đẩy giá cổ phiếu nhờ kỳ vọng doanh nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng này trong giai đoạn kế tiếp.
Tv2 là đơn vị có uy tín cao trong ngành, hiện đang thực hiện rất nhiều dự án, nên tiềm năng về dài hạn là điều mà chúng ta không cần phải suy nghĩ nhiều, có thể điểm nhanh một số dự án mà Tv2 đang triển khai và sẽ hạch toán lợi nhuận giúp TV2 tiếp tục bứt phá như sau:
-
- – Dự án điện gió Tân Thuận tại Cà Mau: được khởi công 12/2019 với tổng mức đầu tư 2950 tỷ, công suất 75MW. Tỷ lệ góp vốn của TV2 là 25% vốn điều lệ. Nhà máy có 18 tuabin gió, đây là dự án chiến lược trong năm 2020 của công ty, hiện dự án đang được triển khai xây dựng đúng tiến độ và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý 3-2021 để kịp hưởng giá điện gió ưu đãi ngoài khơi lên tới 9,8 cents/kWh trong vòng 20 năm. Dự án này sẽ do trực tiếp TV2 làm nhà thầu EPC và sẽ quản lý vận hành khi đi vào hoạtđộng. Dự án dự kiến đi vào hoạt động sẽ đem lại doanh thu hàng năm khoảng 350 – 400 tỷ đồng.
- – Dự án đường dây 500KV Duyên Hải 2: Đã triển khai được gần 2 năm và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2021
- – EPC nhà máy nhiệt điện Quảng Trị 1: Với tổng công suất 1320 MW, tổng mức đầu tư 55 nghìn tỷ. Dự kiến sẽ hoàn thành trong 2023-2024. Tổng thầu dự án là tập đoàn Thái Lan EGATI, TV2 là nhà thầu EPC thực hiện công tác xây dựng hạ tầng khu nhà máy chính và tuyến kênh nắn dòng cho dự án. Đây là dự án lớn sẽ mang về lợi nhuận rất cao cho TV2 trong các năm tiếp theo.
- – Dự án thủy điện Thác Bà 2: Có quy mô 14.1MW với tổng mức đầu tư 575 tỷ, sản lượng dự kiến 56.7tr KWh/năm . TV2 góp vốn 45% vốn điều lệ. Dự án bắt đầu triển khai trong 2020.
- – Dự án EPC điện mặt trời Gio Thành 1&2 dự kiến được hoàn thành trong quý 3-2020 giúp đem lại doanh thu trong ngắn hạn cho TV2, giá trị doanh thu đạt khoảng 1500 tỷ, BLNG khoảng 4-5% mang lại khoảng 60-75 tỷ LNG.
Đi sâu về từng lĩnh vực trong cơ cấu doanh thu của Tv2, theo báo cáo thường niên tháng4/2020, dễ dàng nhận thấy Tv2 vươn mình đế hàng loạt dự án điện lớn nhỏ, từ nhiệt điện đến thuỷ điện và năng lượng tái tạo với vai trò tư vấn giám sát, thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công, công tác lập nghiên cứu khả thi, lập bổ sung quy hoạch, tư vấn lập dự án, thẩm tra, kiểm định…
Đối với lĩnh vực tư vấn lưới điện, sự quá tải lưới điện do phát triển nhanh điện mặt trời là yếu tố giúp Tv2 có thêm đơn hàng đồng thười giúp các dự án tư vấn lưới điện Tv2 tham gia được đẩy nhanh phê duyệt.
Lĩnh vực quản lý vận hành các nhà máy điện cũng đang là mảng giúp Tv2 bứt tốc bởi năm 2019-2020 các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là ĐMT với tổng công suất đưa vào vận hành hơn 4540MW trong đó chủ yếu là dự án của các CĐT ngoài ngành điện nên nhu cầu về quản lý vận hành chuyên nghiệp sẽ tăng mạnh, nhất là sau thời gian bảo hành của các nhà thầu EPC, đây là cơ hội mở ra thị trường QLVH cho Tv2. Với định hướng sẽ là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Quản lý vận hành các nhà máy điện cho khách hàng tư nhân và BOT, Tv2 đã xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm điều khiển từ xa tại Tp. HCM để giám sát và điều khiển các NMĐ giúp giảm nhân sự trực tiếp, giảm chi phí về lâu dài trong công tác vận hành. Bên cạnh đó, PECC2 cũng thành lập đội sửa chữa nóng để ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp.
Hiện tại, Tv2 chưa công bố báo cáo thường niên năm 2021 (theo thông lệ, tháng 4 mới có báo cáo), do đó chúng tôi chưa nắm bắt được kế hoạch kinh doanh cụ thể cũng như tiến độ chính xác các dự án của TV2, tuy nhiên với sự bứt phá mạnh KQKD trong quý 4 cũng như hàng loạt dự án lớn nhỏ mà Tv2 đang triển khai thì chúng tôi tin rằng đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 4 của Tv2 sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy trong các quý kế tiếp của năm 2021 và thậm chí cả các năm sau.
Theo sát các cổ phiếu hàng không, du lịch: HVN SCS VTR VTD
Đây là các cổ phiếu có thể phục hồi khi tình hình hình dịch bệnh giảm bớt do tiến triển của Vắc xin, nhóm hàng không và du lịch cũng là những cổ phiếu đang hoạt động tốt trên thị trường thế giới. Chúng ta theo sát các cổ phiếu này để tìm kiếm cơ hội tham gia, rất có thể chúng sẽ có đợt phục hồi tốt theo chân nhóm dầu khí vừa qua.
HVN với nền giá cốc tay cầm 8 tuần
SCS vẫn đang tăng trưởng tốt bất chấp kho khăn chung của ngành hàng không, ga hàng hoá Tân sơn nhất giai đoạn 2 tăng công suất rất mạnh là xúc tác tăng trưởng cho SCS, đang vận động đẹp trong mẫu hình cốc tay cầm, là cổ phiếu mạnh nhất nhóm hàng không.
Phân tích cơ bản SCS – cổ phiếu tốt nhất ngành hàng không – tiềm năng nhờ ga hàng hoá TSN mở rộng
VTR là DN có vị thế tốt nhất trong ngành du lịch đang niêm yết trên sàn, sở hữu hãng hàng không riêng (công ty con), đây là công ty có thể nhanh chóng phục hồi lại khi nền kinh tế bình thường trở lại. Biểu đồ đang có dạng cốc và tay cầm cới các điểm pocket pivot xuất hiện liên tiếp. Chúng tôi sẽ đánh giá chi tiết cổ phiếu này và gửi trong báo cáo tiếp theo.
VTD đã thoát trend giảm dài hạn, bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid, kỳ vọng giá phục hồi trong các năm tới và nhu cầu du lịch tốt trở lại. VTD từng có giá 36 trước dịch bệnh xảy ra. Hiện đang bật lên sau nhịp kiểm định đỉnh nền giá chiếc cốc không có tay cầm. Tuy vậy, thời điểm phục hồi hoàn toàn HĐKD có thể cần khá nhiều thời gian. Do đó, tại điểm này nếu mua thì nên đầu cơ ngắn hạn chứ chưa nên đầu tư dài hạn.
TSI Team