Vnindex đóng cửa vẫn duy trì được mức tăng 0.6% nên không phải ngày phân phối, nhưng biến động lỏng lẻo trên biên độ rộng không phải tín hiệu tốt, VHM và VCB là hai cổ phiếu đang có điểm mua
Đà tăng được tiếp nối ở phiên trước giúp VNIndex bật tăng mạnh đầu ngày, mức cao nhất được ghi nhận tại 1286.32 điểm. Nhiều doanh nghiệp hơn công bố thông tin khả quan về KQKD Q1.2021 củng cố cho đà tăng trở nên mạnh mẽ. Tuy nhiên, áp lực bán tăng cao trong phiên chiều khiến chỉ số lùi về sát mốc tham chiếu nhưng cũng nhanh chóng lấy lại được cân bằng và phục hồi ngay sau đó.
VNIndex đóng cửa tăng +7.7 điểm lên 1268.28 điểm (+0.61%), đà tăng đã thu hẹp đáng kể so với mức +25.74 điểm mà chỉ số từng đạt được trong phiên. VN30 diễn biến tương tự, phần lớn cổ phiếu đều tăng tích cực trước khi chịu lực bán bất ngờ khiến 15/30 mã trong rổ đảo chiều giảm điểm. Ở chiều ngược lại, VCB, VHM, VNM, MWG… là những cổ phiếu trụ quan trọng giữ được mức tăng ấn tượng so với phiên sáng, đồng thời đóng góp lớn nhất vào chiều tăng của thị trường.
Nhìn rộng hơn, trên HOSE có đến 227 mã giảm, nhiều hơn so với 187 mã tăng dù chỉ số chung tăng tốt. Trong số đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ chiếm phần lớn những cổ phiếu có sắc đỏ. Dòng tiền tập trung chủ yếu ở rổ vốn hóa lớn khiến chỉ số VNMidcap và VNSmallcap vận động ngược chiều thị trường khi lần lượt giảm -0.78% và -0.57% và chỉ có số ít mã riêng lẻ thể hiện nổi trội như HAX, SJS (+3.4%), BFC (+4.7%), SGR (+2.9%)…
Trên sàn Hà Nội, HNXIndex vẫn giữ được sắc xanh theo thị trường chung, tăng +0.25% trong khi UPCOM Index suy yếu dần về cuối phiên, đóng cửa giảm -0.32%.
Khối ngoại tiếp đà bán ròng với quy mô -553.02 tỷ đồng, lực bán tập trung chủ yếu ở VHM (-340.4 tỷ đồng), VNM (-129.3 tỷ đồng), CTG (-117.7 tỷ đồng), HPG (-103.2 tỷ đồng) trong khi khối này ưu tiên mua vào VCB (+66 tỷ đồng), VIC (+58 tỷ đồng) và NVL (+44.3 tỷ đồng)
Thanh khoản giao dịch trên HOSE tăng cao trở lại, KLGD cải thiện nhẹ lên mức 746 triệu đơn vị trong khi GTGD khớp lệnh tăng mạnh +16.5% đạt 21.1 nghìn tỷ do giao dịch sôi động hơn đáng kể ở nhóm VN30. Nhóm vốn hoá lớn tiếp tục thúc đẩy thị trường tăng mạnh khi đà tăng của VNIndex được đẩy mạnh từ đầu phiên cho đến khi chạm mức cao nhất trong ngày với mức tăng gần 2% so với phiên trước.
Nhóm vốn hoá vừa và nhỏ tiếp tục gặp khó khăn, tra tấn tinh thần của những người đang nắm giữ các cổ phiếu thuộc nhóm này, đa số các cổ phiếu trong hai nhóm đều vận động khó chịu với sự biến động rộng và lỏng lẻo. Kết phiên hai chỉ số đại diện giảm lần lượt -0.78% và -0.57%.
Danh mục đầu tư của chúng tôi hầu như đã chốt lời (và cắt lỗ) toàn bộ các cổ phiếu thuộc nhóm vốn hoá vừa và nhỏ để tập trung vốn vào nhóm vốn hoá lớn.
Trong bối cảnh các cổ phiếu vừa và nhỏ vận động theo kiểu nhiễu động và quăng quật, nhà đầu tư nên thắt chặt dừng lỗ xuống 5-7% thay vì 7-10% như trong điều kiện bình thường, đồng thời đặt mức dừng chặn khoảng 5-8% từ đỉnh để khoá lợi nhuận, giữ gìn thành quả đã đạt được. Đối với các vị thế thuộc nhóm vốn hoá lớn, nhà đầu tư vẫn duy trì kỷ luật như thông thường vì nhóm này vẫn đang vận động tốt.
Xu hướng thị trường
KLGD trên VNindex tăng nhẹ 3.29%, trong đó KLGD lại tăng mạnh 16.3% trên nhóm VN30, cho thấy dòng tiền vẫn tập trung ở nhóm vốn hoá lớn trong khi bị rút ra ở nhóm vừa và nhỏ, đây là vận động thường thấy ở vùng đỉnh của thị trường. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư nên tập trung danh mục cho nhóm vốn hoá lớn và tiến hành chốt lời/cắt lỗ sớm ở nhóm vốn hoá vừa và nhỏ.
Vnindex mặc dù thu hẹp đà tăng về cuối phiên, tạo nên cây nến có đuôi trên dài, nhưng đóng cửa vẫn duy trì được mức tăng 0.6%, do đó đây không phải là một ngày phân phối dạng churning day hay sall-day.
Mặc dù thị trường vẫn ở trạng thái xu hướng tăng được xác nhận, với ba ngày phân phối, nhưng với biến động rộng và lỏng, áp lực bán mạnh ở nhóm vừa và nhỏ gợi ý rằng nhà đầu tư nên thắt chặt điểm dừng lỗ và thận trọng với các vị thế ở nhóm vốn hoá vừa và nhỏ.
Cổ phiếu hôm nay: VHM và VCB là hai cổ phiếu đang có điểm mua
VHM đã phá vỡ mẫu hình tam giác dốc lên với KLGD cực mạnh với điểm mua Buy able Gap
Sau 1 tuần có GD KL rất lớn đánh dấu giai đoan cuối của mẫu hình tam giác dốc lên, VHM đã xuất hiện điểm mua buy able gap phá vỡ mẫu hình.
“Theo mô tả của nhà vô địch Dan Zanger, ở giai đoạn cuối của mẫu hình tam giác dố lên, cổ phiếu sẽ có hiện tượng KLGD gia tăng mạnh mẽ, cho thấy các tổ chức lớn đang đẩy mạnh mua gom cổ phiếu. Việc KLGD gia tăng mạnh cũng đã tạo nên 3 điểm pocket pivot, là các điểm mua sớm trong nền giá.”
VHM vừa công bố thông tin dự kiến chia cổ tức kỷ lục với tỷ lệ 45% gồm 15% tiền mặt và 30% cổ phiếu từ nguồn Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ở năm 2020.
VHM có lúc chạm mức trần, sau đó giảm về vùng mua trong phiên ATC, duy trì mức tăng +3.9% khi kết phiên.
Trong phiên kế tiếp, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp nhúng giá về vùng mua (<109) để mua vào, kỳ vọng giá mục tiêu ~123.
VCB đang có điểm mua phá vỡ tam giác đối xứng
Trong bối cảnh dòng tiền tập trung ở Vn30, chúng ta nên tập trung tìm kiếm cơ hội ở nhóm vốn hoá lớn này. VCB là cổ phiếu có vốn hoá rất lớn, hiện đang vận động ở nền giá số 2, vẫn còn tiềm năng cho 1 đợt chạy giá đáng kể.
Chúng tôi đã quan sát thấy sự vận động tích cực mang tính “khác biệt” trên VCB vào đầu giờ sáng phiên GD ngày 20/4, đồng thời trước đó là một loạt các tín hiệu mua sớm Pocket Pivot trong nền giá, đây là chỉ báo cho thấy VCB có thể sẽ phá vỡ nền giá, là chỉ báo phá vỡ sớm. Ngay khi quan sát thấy sự giao dịch tích cực đột biến trên VCB đầu giờ sáng, chúng tôi đã lập tức khuyến nghị mua cổ phiếu này tại vùng giá 101.
Kết thúc phiên GD, VCB đạt KLGD +352% so với bình quân 50 ngày, đóng cửa tại 3/4 cao nhất biên độ giá ngày, hình thành điểm mua phá vỡ nền giá, là mẫu hình tam giác đối xứng với nhiều tín hiệu pocket pivot kiến tạo bên trong nền giá.
Mới đây, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã chia sẻ: “Quỹ dự phòng rủi ro vượt 21.000 tỉ đồng và hơn 9.000 tỉ đồng đã thu về từ việc phân phối sản phẩm bảo hiểm độc quyền với Công ty bảo hiểm nhân thọ FWD Vietnam vẫn còn nguyên, chưa hạch toán đồng nào vào lợi nhuận. Từ năm nay đến 2025 không tăng trưởng lợi nhuận ròng cao là vô cùng khó với Vietcombank. Những năm qua Vietcombank đã phải “kiềm chế” để không công bố mức lợi nhuận vượt trội trong ngành, nhưng năm nay thì không thể nữa. Đơn giản là ngân hàng đã đến ngày “hái quả” sau bảy năm nỗ lực nâng tầm quản trị doanh nghiệp lên mức mới. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2 tỉ đô la Mỹ năm 2025 của Vietcombank có thể hoàn thành bất cứ thời điểm nào trong những năm tới, thậm chí ngay trong năm nay nếu điều kiện khách quan cho phép. Ngoài 30.000 tỉ đồng trong kho dự phòng rủi ro và bán bảo hiểm độc quyền, Vietcombank đang sở hữu 4,5% cổ phần Eximbank và 4,3% cổ phần ngân hàng Quân Đội MBB với giá gốc 320 tỉ và 802 tỉ đồng tương ứng. Việc thoái vốn ở hai ngân hàng này chỉ còn là vấn đề thời điểm thích hợp để mang lại hiệu suất sinh lời tối đa.”
https://nhadaututhanhcong.com/vcb-da-den-ngay-hai-qua-sau-bay-nam-no-luc-nang-tam-quan-tri-doanh-nghiep-len-muc-moi-khong-the-kiem-che-muc-loi-nhuan-vuot-troi-trong-nganh-them-duoc-nua/
Với tín hiệu kỹ thuật và các thông tin xúc tác kể trên, trong phiên kế tiếp nhà đầu tư có thể tiếp tục mua cổ phiếu VCB tại vùng giá 103-104 cho giá mục tiêu >120, cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm trên 5% từ điểm mua.
Theo dõi CTG – ngân hàng công thương
Trong quý 1/2021, vị trí quán quân về lợi nhuận tạm thuộc về VietinBank. Theo thông tin từ Vietinbank, quý 1/2021 ngân hàng uớc tính lợi nhuận trước thuế là 7.000 – 8.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 100% so với cùng kỳ. Lợi nhuận này chưa bao gồm khoản phí trả trước của hợp đồng bán bảo hiểm nhân thọ với Manulife.
Nếu Bộ Tài chính phê duyệt thương vụ Manulife mua lại Aviva trong quý 1 này, nhiều khả năng Vietinbank sẽ ghi nhận khoản phí của hợp đồng Banca ít nhất là thêm khoảng 1.300 tỷ đồng nữa.
Ngoài ra, CTG còn một xúc tác mạnh có thể tác động đến giá cổ phiếu là việc chia thưởng tăng vốn 30% như đã biết.
Chúng ta theo dõi chặt chẽ cổ phiếu CTG trong các phiên kế tiếp, nếu có tín hiệu mua thì mới tham gia cổ phiếu này
Tag:TSI Daily Report