Vnindex lùi sâu, nhưng chỉ là cú giảm chớp nhoáng. Dòng tiền sẽ không chuyển sang kênh khác mà sẽ chờ giá thấp mua lại.
Vnindex tụt sâu phiên giao dịch đầu tuần do tin đồn, đây là điều tôi ngại nhất mấy năm qua, giờ xong rồi thì hết lo, dù sao cũng chuẩn bị tinh thần cho cú nện này rồi. Lo ngại về khủng hoảng ở chỗ các cụ là lý do các quỹ ngoại bán ròng từ thời điểm giữa tháng ba đến giờ, chứ không hẳn bán vì vấn đề tỷ giá. Khối ngoại có nhiều lựa chọn để đầu tư, không đầu tư nước này thì có nước khác, còn chúng ta chỉ có 1 lựa chọn, nên phải chấp nhận cái này, vì các sự kiện liên quan điều này chúng ta biết sẽ xảy ra thời điểm nào đó, nhưng không thể biết chính xác thời điểm nào, có thể xảy ra sớm, có thể nhiều tháng sau mới xảy ra… Không thể timing được, nên những thứ không phân tích được thì coi như rủi ro thiên nga đen thôi. Cái quan trọng, khi sự kiện đã xảy ra rồi, thị trường đã giảm 60 điểm rồi, thì chúng ta đánh giá xem liệu thị trường sẽ có diễn biến ra sao tiếp theo để đưa ra hành động phù hợp.
Thị trường bị bán mạnh về cuối giờ, rất nhanh và bất ngờ, ép những người muốn bán phải bán giá sàn, nhưng hầu hết hàng bán giá sàn được lệnh chờ mua giá sàn khớp, trừ nhóm BDS và chứng khoán, là các nhóm không có triển vọng, và bị định giá cao, nên không có tổ chức lớn trong đó bảo vệ vị thế, như đã phân tích trước đó. Nhóm Vn30 chỉ có VRE bị dư bán sàn với lượng lệnh limited ở giá sàn nhỏ. Các cổ phiếu vốn hoá lớn có nhiều quỹ đầu tư lớn, tổ chức lớn và các ETF không bị giảm sàn, cho thấy các tổ chức vẫn mạnh tay mua vào, nên khả năng để cổ vốn hoá lớn giảm sàn tiếp là thấp. Đợt này T cũng định vị đầu tư vào Bluechip có triển vọng ngành sáng, vì Bluechip là nhóm dẫn sóng, là nhóm có cơ cấu tài chính lành mạnh chống shock tốt, có khả năng phát triển trở lại nhanh chóng khi các điều kiện kinh tế tốt trở lại, cũng vì Bluechip có các tổ chức siêu lớn như các công ty bảo hiểm, các tổ chức lớn… họ sẽ là những người phải lo cho vị thế lớn của họ thay cho chúng ta.
Trong lịch sử thị trường từ 2020 tới nay, mỗi khi thị trường giảm mạnh đồng loạt với mốc giảm lớn 4-5% như hiện nay thì sau đó đều có sự hồi phục. Như chú thích trong hình bên trên. Ngoại trừ có phiên 27/1 giảm mạnh 2 phiên, phiên đầu 40 điểm và sau đó giảm 73 điểm và tạo đáy. Như vậy, dù cho hôm nay xấu nhất có thêm 1-2 phiên giảm mạnh nữa thì thị trường sẽ càng bật lên mạnh, nhột thêm tý rồi thôi, ko sao cả. Nhưng phải nói rõ là khả năng giảm tiếp một phiên mạnh 60 điểm nữa ít khả năng xảy ra, vì giai đoạn tháng 1/2021 đó thị trường chung vừa trải qua đợt tăng rất nóng, ai cũng đang lãi lớn và margin cao nên họ sẵn sàng bán bất chấp, không giống như giai đoạn từ giữa tháng 3 đến nay khi mà thị trường chung khó khăn, nên margin không cao, cũng vì thị trường khó khăn nên đa số nđt đang lỗ, nên nhịp này sẽ khó xảy ra bán sàn tiếp phiên nữa, có chăng chỉ nhúng thêm một ít rồi sẽ ổn định lại.
Tại sao so sánh hiện tại với giai đoạn uptrend covid mà không so sánh với giai đoạn thị trường gấu từ đỉnh tháng 4/2022? Bởi vì bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay tương đồng với giai đoạn uptrend, chứ không hề giống giai đoạn downtrend 2022:
1. Đơn hàng tốt, việc làm nhiều hơn, Tín dụng tăng trưởng từ trạng thái âm sang dương, từ trạng thái tín dụng cực kỳ khó khăn cuối 2023 sang tín dụng tốt 2024. Tín dụng muốn tăng tốt thì các khoản cho vay phải đi vào sản xuất kinh doanh dịch vụ, để tạo ra công ăn việc làm, tạo ra giá trị thặng dư, tạo ra sự luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, thì mới tạo ra tăng trưởng tín dụng mới. 2024 đang thấy điều này, còn 2023 chủ yếu cho vay đảo nợ, cho vay để đầu cơ, hoặc cho vay dài hạn để các DN cân đối lại tài chính… nên tín dụng lúc đó không sinh ra tín dụng mới, nên giai đoạn cuối năm tín dụng tăng trưởng cực kỳ kém.
2. Sau khi vỡ bong bóng chứng khoán và BDS 2022, trải qua chu kỳ giảm nợ, nhưng nguồn vốn trong xã hội vẫn rất tốt, lãi suất tiết kiệm chỉ tăng lên 11% giai đoạn đang thắt chặt tiền tệ kèm theo vụ xử lý ngân hàng SCB cuối 2022, sau đó ổn định lại ngay, và lãi suất hạ xuống thấp hơn cả thời covid như lúc này. Không hề có hiện tượng lãi suất huy động cả chi lãi ngoài tăng vọt lên 20% như thời kỳ 2008-2012.
Sự khác biệt của 2 thời kỳ là vì nhiều lý do. Thứ nhất, thời kỳ trước (2008-2012), chủ nhiều ngân hàng dùng tiền của ngân hàng đi làm dự án BDS, khi BDS sốt thì định giá cao dự án để vay bank, lúc đó cơ cấu tín dụng BDS cho chủ đầu tư dự án BDS rất cao so với tye lệ cho vay tiêu dùng BDS, nên khi bong bóng BDS vỡ 2011 2012 thì ngân hàng là bên chịu trận, tiền vốn huy động được chôn cứng vào đất dự án, dòng tiền trong ngân hàng khi đó cực kỳ khó khăn, dẫn đến phải huy động cao – cả lãi ngoài 20%, và cuối cùng phải đẻ ra VAMC để tái cấp vốn các ngân hàng bằng cách mua nợ xấu của các ngân hàng, lúc này các ngân hàng mới có vốn cho vay, khơi thông dòng vốn. Hồi đó, cũng chưa có thị trường trái phiếu, nên toàn bộ vốn cấp ra nền kinh tế đều do bank lo, nên hậu quả càng thảm khốc.
Chu kỳ này thì khác hoàn toàn. Trong số 22% dư nợ tín dụng cho vay BDS, chỉ có 35% là cho vay chủ đầu tư dự án, 65% là cho vay tiêu dùng mua nhà đất. Từ 2018, chính phủ đã chủ trương thắt chặt cấp mới dự án, 1 phần để kích thích các DN mua lại các dự án cũ để giải quyết nợ xấu, phần khác là để giảm dần tín dụng cho vay chủ đầu tư dự án BDS, là phần tín dụng có rủi ro nhất nếu như xảy ra vỡ bong bóng BDS, vì trở thành nợ xấu, còn tín dụng cho vay mua nhà thì an toàn. Mặt khác, thị trường trái phiếu được đẩy mạnh ở chu kỳ này, nhất là giai đoạn covid tiền rẻ lãi suất tiết kiệm kém, nên thị trường trái phiếu càng dễ dãi và bùng nổ mạnh hơn. Phần nợ trái phiếu trong nền kinh tế là do doanh nghiệp phát hành cho người dân và doanh nghiệp, chứ các ngân hàng ít dính dáng trái phiếu DN lợi suất cao vì rủi ro. Khi vỡ bong bóng xảy ra, chính thị trường trái phiếu đã san sẻ rất rất nhiều gánh nặng cho tín dụng ngân hàng. Bởi vì chủ Doanh nghiệp, nhất là DN BDS, khi ko đủ điều kiện vay ngân hàng trong covid, khi cần vốn sẽ phải tìm vốn bằng trái phiếu lãi cao, tức trực tiếp vay từ chủ nợ chứ không phải ngân hàng. Nguồn tiền vay từ trái phiếu này lại dùng để trả nợ ngân hàng đến hạn, nên đã làm giảm nợ rủi ro cao ngay trong thời kỳ covid rồi.
Về phần người vay tiêu dùng BDS, giai đoạn dễ dãi vay mượn, đã vay thêm mua tài sản, và tài sản được định giá hợp lý, chứ không định giá cao khi vay bank, nên bong bóng vỡ thì rủi ro phân tán, mỗi người chịu áp lực gồng lỗ BDS và trả lãi vay bank trong một thời gian, cụ thể trong 2 năm qua, bây giờ BDS có thanh khoản trở lại rồi thì có thể bán để trả gốc cho ngân hàng. Những ai vay mua nhà ở, thì tất nhiên họ có tính toán cả rồi, vẫn trả nợ đều không tạo nợ xấu. Số lượng người mất khả năng thanh toán không nhiều, và giờ chỉ cần bán tài sản đi là trả nợ được ngân hàng.
Như vậy, tiền trong nền kinh tế không hề bị tắc nghẽn như xưa sau khi chu kỳ thu hẹp nợ trôi qua, tiền không hề bị mất đi đâu cả, chỉ từ tay người này sang tay người khác, người bán được tài sản ở đỉnh bong bóng thì đem tiền đi gửi lại chính ngân hàng hoặc đưa vào sản xuất kinh doanh trực tiếp, người vay tín dụng mua ở đỉnh bong bóng thì mất tiền nhưng bank không hề mất vốn vì định giá cho vay hợp lý, cho vay 3/7 là cao lắm rồi. Xét về mặt tích cực thì việc bị mất tài sản do bong bóng sẽ giúp có thêm kinh nghiệm để sau này không dính bẫy, và để lực lượng lao động lấy lại tinh thần làm việc và kiến tạo lại tài sản cho bản thân, tạo ra động lực phát triển cho nền kinh tế trong chu kỳ mới.
3. Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt nhất tại thời điểm chuyển giao từ chu kỳ thu hẹp nợ (thu hẹp tín dụng) sang chu kỳ mở rộng tín dụng hiện tại.
+ Kênh trái phiếu, sau khi hoàn thành nhiệm vụ gánh tạ giúp bank, đã trở thành một nơi đáng sợ, không hút được dòng tiền xã hội tham gia nữa, chỉ còn dòng tiền chuyên nghiệp tham gia các trái phiếu tốt mà thôi, trái phiếu rác lãi suất cao do doanh nghiệp phát hành không có cửa nữa. Cho nên không ai bán cổ phiếu để đi mua trái phiếu cả, mà họ sẽ chờ cổ phiếu về giá rẻ để vào lại.
+ Kênh bất động sản thì như đã giải thích ở phần 2 phía trên, hiện tại chỉ tăng do hiện tượng nước chảy chỗ trũng, 1 bộ phận tiền khi bán được ở đỉnh bong bóng sẽ chuyển dịch sang các nơi có giá / giá trị sử dụng rẻ hơn, như chung cư chưa tăng giá khi bóng bóng diễn ra, như nhà đất ở những nơi hưởng lợi hạ tầng nhưng giá còn thấp hơn những nơi cùng khoảng cách vào tâm thành phố (như đất an khánh hưởng lợi vành đai, đất hai bên sông hồng hưởng lợi quy hoạch phân khu sông hồng…). Sự dịch chuyển của dòng tiền thông minh này trên thị trường BDS tạo ra ảo giác là sắp có bong bóng BDS giống như 2010 2012 sau khi chính phủ tung gói kích cầu lớn. Thực chất, hiện tại lãi suất thấp, nên có 1 bộ phận chuyên nghiệp của thị trường BDS chuyển dịch vốn vào mua mà thôi, thấy có cầu mua nhiều ở một số nơi, nên các môi giới BDS nhầm tưởng, kéo theo là một bộ phận nhỏ dòng tiền không hiểu, nên cũng mua theo. Nhóm này nếu mua được đúng chỗ trũng thì có lãi, gióng như dân chứng mua được cổ phiếu tăng trưởng có câu chuyện ở giá tốt, còn nếu mua đuổi giá cao bừa bãi thì sẽ không hiệu quả, bị kẹp vốn. Các tổ chức lớn nắm giữ lượng tiền lớn, vốn là phe chi phối thị trường, sẽ không bao giờ dại dột bán cổ phiếu để chuyển sang BDS, vì họ thừa hiểu rằng BDS chỉ có bong bóng ở giai đoạn tiền dễ (easy money), là giai đoạn khác hoàn toàn giai đoạn tiền rẻ hiện nay. Tiền dễ là khi kinh tế sau vài năm phục hồi, bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng, người dân và doanh nghiệp đều tự tin vào triển vọng thu nhập tương lai, lại tích cóp được một phần vốn, nên đi mua đất, mua chứng khoán… làm thúc đẩy các thị trường này. Lúc này các ngân hàng cũng chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nên cho vay dễ dãi, thậm chí cho vay dưới chuẩn, nên người dân ở các phân khúc còn lại cũng dễ dàng vay mượn để mua tài sản trong tình trạng chung là đang có triển vọng thu nhập rất sáng. Chính lúc này mới là lúc bong bóng xảy ra. Và các tổ chức trên thị trường chứng khoán, vốn là dân chuyên chứng, giỏi vĩ mô, sẽ thừa hiểu là không nên chuyển vốn sang BDS lúc này, kể cả khi BDS tăng nóng có thể sắp có bong bóng thì không chắc họ đã chuyển, vì lúc đó đánh chứng còn lãi nhiều hơn, vì chứng cũng bong bóng. Thực tế, tháng 7 2021 có 1 dòng tiền cực lớn từ BDS chuyển sang chứng khoán sau khi họ bán được BDS giá cao. Các nhà đầu tư thông minh cũng thừa hiểu điều này, nên họ cũng sẽ không rút tiền từ chứng sang mua đất, mà chờ thị trường giảm xuống vùng giá tốt hơn để mua lại.
+ Kênh gửi tiết kiệm: Hiện tại lãi suất tiết kiệm còn ở mức thấp nên kênh tiết kiệm không hấp dẫn. Dân chứng khoán cũng ít ai muốn bán cổ phiếu để mang tiền gửi tiết kiệm, hầu hết chỉ để trong tài khoản chờ mua lại. Các tổ chức đầu tư càng không bán cổ để GTK lúc này, vì nhiệm vụ của họ khi đi huy động vốn là cổ đông quỹ của họ muốn họ đầu tư tạo ra lãi suất, chứ GTK thì họ tự gửi cho rồi. Giai đoạn tới, tín dụng đang tăng tốt và vốn đi vào sản xuất, sẽ tiếp tục sinh tín dụng mới, làm nhu cầu huy động tăng, thì lãi suất sẽ nhích dần lên, nhưng nhìn chung chu kỳ này lãi suất có nhích lên thì vẫn sẽ duy trì ở mặt bằng thấp, và bù lại tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều nhóm cổ phiếu tăng trưởng tốt, nên đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng vẫn sẽ hấp dẫn hơn so với mức nhích dần của lãi suất tiết kiệm, các nhóm cổ chưa có sự tăng trưởng thì có thể đi ngang trong một biên độ nào đó chờ thời theo sự lên xuống của thị trường (thị trường lên thì lên theo nhưng lagging hơn, thị trường xuống thì xuống theo, đầu tư nhóm này hiệu quả kém), còn các nhóm đầu cơ sẽ tiêu cực khi lãi suất nhích lên.
+ Kênh vàng: Chính phủ giữ độc quyền vàng để duy trì mức chênh giá với vàng quốc tế, qua đó tạo độ cao để dòng vốn không chạy vào vàng. Nay giá vàng thế giới tăng mạnh kích thích dân mua vàng đầu cơ, tạo chênh lệch giá quá cao, nên kích thích buôn lậu vàng. Buôn lậu vàng thì cần đô la chợ đen, nên đô la chợ đen tăng cao, gây áp lực tỷ giá. Chính phủ không thích dân bỏ tiền vào vàng, vì nguồn vốn bỏ vào vàng sẽ làm chảy máu đô la, làm vốn bị ứ trong một thứ không sinh ra tài sản mới và việc làm cho nền kinh tế, chính phủ cũng không thích tỷ giá tăng, chỉ cho phép tỷ giá lên mức cho phép là dưới mức tăng của lạm phát mà thôi, vì tỷ giá mà tăng cao hơn lạm phát thì nó sẽ làm lạm phát càng trầm trọng. Cách điều hành chính sách hiện nay, rõ ràng chính phủ đang đánh thẳng vào giá vàng, bằng cách bắt buôn lậu vàng, bàn về bỏ độc quyền vàng, và hôm qua đã ra tin sẵn sàng đấu thầu 1.8 triệu lượng vàng miếng sau hơn 10 năm không đấu thầu. Biểu đồ giá vàng thế giới cũng có vẻ đang tạo đỉnh cao trào. Cho nên dòng tiền thông minh chi phối thị trường chắc chắn không chuyển sang thị trường vàng được, ví nó đang quá rủi ro. Hơn nữa, khi FED giữ lãi suất cao khá lâu mà không có khủng hoảng xảy ra, thì khi fed bắt đầu hạ lãi suất là vàng sẽ xuống. Vàng là thứ tài sản chỉ tăng khi xã hội có khủng hoảng/chiến tranh/chiến tranh thương mại, còn khi kinh tế đi vào pha phục hồi thì vàng sẽ downtrend, không có lý gì để dòng tiền chuyển dịch sang vàng cả.
Như vậy, ta biết rằng trong bối cảnh hiện nay, các bên đều bán xong là chờ mua lại, nên sẽ không lo bị giảm khốc liệt như 2022, mà chỉ giảm 1 2 phiên sẽ dừng. Khi thị trường giảm mạnh cuối phiên, thống kê giao dịch cho thấy tự doanh mua, tổ chức trong nước mua. Chỉ có các quỹ ngoại sau khi bán là không rõ họ sẽ hành xử ra sao, vì họ ngại rủi ro bất ổn ở trên tầng trên. May là quỹ ngoại đánh nhanh chơi tiền nóng cũng chỉ là một bên tham gia, là người ngoài cuộc chơi thôi. Hôm qua họ bán mạnh phiên sáng, lên tới 1500 tỷ, nhưng phiên chiều khi xuống sâu rồi thì khối ngoại lại mua, giảm bán ròng còn 1200 tỷ. Như vậy, sau các phân tích, ta đánh giá nhịp này chỉ là nhịp giảm kiểu đổ vớ nhanh sau đó sẽ ổn định lại ngay và tiếp tục đi theo con đường lớn ban đầu.
Đối với các nhóm cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, thép và các cổ phiếu đầu cơ khác (đầu tư là phải có triển vọng sáng) thì biến động cao, độ rủi ro luôn hiện hữu kể cả khi không có thiên nga đen, t đã phân tích trong nhiều bài viết là không nên mua rồi, vì có rủi ro, hoặc là hiệu suất thấp. Nếu đang giữ thì chỉ việc sử dụng mức dừng lỗ 7%, chả cần nghĩ ngợi gì. Còn với các Cổ phiếu tiềm năng, triển vọng ngành tốt, anh chị chỉ cần quản trị rủi ro ngắn hạn nếu dùng đòn bẩy để không bị ép bán thôi là được, còn tiền thì nộp vào canh mua. Với các cổ phiếu tăng trưởng, đường dài vẫn sẽ dẫn đến thành ROMA.