
Nhận xét về áp lực tỷ giá từ sự kiện DXY vượt mốc 109 và hành động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua
Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo phương án bán ngoại tệ can thiệp vào ngày 3/1/2025 sau khi chỉ số đô la Mỹ DXY tăng lên mức 109, mức cao nhất trong 2 năm qua.
Chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau về áp lực tỷ giá từ sự kiện DXY vượt 109 và hành động can thiệp của Ngân hàng Nhà nước như sau:
1. Đánh giá về tình hình dự trữ ngoại hối và áp lực tỷ giá
Mức dự trữ ngoại hối hiện tại và mức tối ưu: NHNN hiện có 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối, cao hơn mức dự trữ tối ưu (R* = 73,779 tỷ USD) được tính theo mô hình ARA của IMF. Điều này cho thấy NHNN có đủ khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chống chịu trước các biến động kinh tế vĩ mô.
Áp lực tỷ giá từ việc DXY tăng lên 109 và dự trù cả trường hợp DXY có thể lên vượt đỉnh lịch sử, đến khoảng vùng 115:
- DXY tăng từ 106 lên 109 tạo áp lực mạnh lên tỷ giá USD/VND. Với tỷ giá can thiệp 25,450 VND/USD, NHNN đang cố gắng ổn định thị trường và ngăn chặn tâm lý đầu cơ đồng USD.
- Việc này giúp duy trì niềm tin của thị trường vào VND và tránh vòng xoáy mất giá/lạm phát trong bối cảnh đồng USD mạnh lên.
2. Phân tích phương án bán ngoại tệ kỳ hạn có hủy ngang
- Bảo vệ dự trữ ngoại hối: Bán ngoại tệ kỳ hạn (forward) thay vì giao ngay (spot) giúp NHNN kiểm soát lượng ngoại hối thực sự bị xuất ra, hạn chế giảm mạnh dự trữ ngoại hối trong ngắn hạn.
- Tỷ giá cố định và linh hoạt: NHNN áp dụng tỷ giá kỳ hạn cố định (25,450 VND/USD), nhưng cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) hủy ngang hợp đồng trước thời điểm đáo hạn nếu tỷ giá thị trường thuận lợi hơn. Điều này tăng tính linh hoạt cho các TCTD, giảm rủi ro tài chính và tạo sự ổn định cho thị trường ngoại hối.
- Tâm lý thị trường: Phương án này gửi thông điệp rằng NHNN sẵn sàng can thiệp mạnh mẽ để bảo vệ tỷ giá, giảm bớt lo ngại của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
3. Đánh giá hiệu quả trong bối cảnh kinh tế Việt Nam
- Dòng vốn FDI ổn định: Dòng vốn FDI dự kiến tiếp tục tăng trưởng theo quán tính năm 2024 (tăng giải ngân FDI đạt 25,35 tỷ USD). Điều này giúp Việt Nam có nguồn cung ngoại tệ ổn định để giảm áp lực lên dự trữ ngoại hối.
- Cán cân thương mại xuất siêu: Cán cân thương mại của Việt Nam duy trì xuất siêu (400,71 tỷ USD xuất khẩu và 377,9 tỷ USD nhập khẩu), tạo nguồn cung USD từ xuất khẩu. Điều này hỗ trợ tích cực cho thị trường ngoại hối và giúp NHNN giảm mức độ can thiệp.
- Tăng trưởng kinh tế ổn định: Với kỳ vọng kinh tế toàn cầu năm 2025 không có khả năng xảy ra khủng hoảng lớn, chính phủ đặt mục tiêu GDP tăng 8%, phấn đấu hai con số, cho thấy chính phủ rất tự tin với các thông số vĩ mô hiện nay. Cú hích từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi ký kết đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam… Là những luận điểm vững chắc tạo ra niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư rằng nền kinh tế Việt Nam có đủ sức chống chịu trước áp lực từ USD mạnh lên, đặc biệt khi NHNN có dư địa chính sách ngoại hối phù hợp.
4. Kết luận
Ngoại hối được dự trữ cho nhiều mục đích, nhưng mục đích đầu tiên là để can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá hối đoái. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có chính sách tỷ giá cố định có quản lý như Việt Nam. Nghĩa là VN cố định tỷ giá ở một mức mục tiêu, nhưng vẫn để tỷ giá dao động trong một biên độ nhất định. Đây là sự kết hợp giữa hai chế độ:
- Cố định: Để tạo sự ổn định cho nền kinh tế, nhất là khi quốc gia phụ thuộc vào xuất nhập khẩu và dòng vốn nước ngoài.
- Thả nổi: Để giảm áp lực dự trữ ngoại hối và cho phép thị trường điều chỉnh tỷ giá theo cung cầu.
Dự trữ ngoại hối đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì niềm tin thị trường, và đối phó với các rủi ro kinh tế bên ngoài. Mặc dù Việt Nam đang đối mặt với áp lực từ việc DXY tăng và dòng vốn FII rút ròng, nhưng mức dự trữ ngoại hối hiện tại (80 tỷ USD) vẫn đủ khả năng để ứng phó ngắn hạn. Vì vậy, trong bối cảnh khó xảy ra những cú sốc lớn năm 2025 2026, và đặc biệt là kinh tế VN tiếp tục tăng tốc trong năm 2025 thì Phương án bán ngoại tệ kỳ hạn có hủy ngang của NHNN là bước đi hợp lý, vừa bảo vệ dự trữ ngoại hối, vừa đảm bảo ổn định tỷ giá khi mà áp lực đến từ chỉ số đang DXY lên. Với mức dự trữ ngoại hối hiện tại (80 tỷ USD), NHNN vẫn có đủ dư địa để ứng phó với các biến động từ chỉ số DXY trong ngắn hạn, và Việt Nam sẽ có đủ khả năng chống chịu trước áp lực từ đồng USD mạnh trong năm 2025. Năm 2024 NHNN đã thả nổi tỷ giá lên mốc 25.450, giúp giảm mạnh áp lực, và giai đoạn căng thẳng nhất đã qua đi, Phương án bán đô la dự trữ lần này đang gửi thông điệp rằng NHNN sẵn sàng can thiệp mạnh mẽ để bảo vệ tỷ giá, giảm bớt lo ngại của doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhờ đó ngăn chặn đầu cơ tỷ giá, giảm áp lực và biến động.
Mặc dù dòng vốn FII đã rút ròng 3,66 tỷ USD trong năm 2024, nhưng chính phủ đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để nâng hạng thị trường, xây dựng trung tâm tài chính, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, không để tình trạng này lan rộng.
Việc bán đô la tạm thời làm mỏng đi dự trữ ngoại hối, nhưng đó là việc cần làm và không có gì phải lo ngại, tin rằng sẽ rất nhanh thôi, khi tình hình thị trường thuận lợi, NHNN sẽ tranh thủ tăng thêm dự trữ ngoại hối nhằm duy trì mức dự trữ bền vững trên mức tối ưu (73,779 tỷ USD).
Qua báo cáo đánh giá trên, thông điệp chúng tôi muốn đưa ra, như đã nêu bật xuyên suốt thời gian qua là: thị trường rung lắc ngắn hạn do các sự kiện như thế này là cơ hội để nhà đầu tư chưa gia tăng giải ngân vào các công ty có tiềm năng tốt năm 2025. NĐT có nhu cầu nhận tư vấn về các cơ hội đầu tư lớn năm 2025, vui lòng IB Zalo 0973396292 để được hỗ trợ.
Chúc ace có tuần làm việc mới thành công!