Báo cáo PMI dịch vụ mỹ cho thấy chưa có suy thoái, thị trường ck thế giới có thể quay đầu, giải toả áp lực cho TTCK VN
Thị trường chứng khoán thế giới có thêm một phiên giao dịch đẫm máu đêm qua khi các chỉ số lao dốc cực mạnh ngay khi mở cửa, nhưng phục hồi mạnh mẽ trong phiên trước khi đóng cửa thị trường ở mức 2/3 phía trên biên độ giá ngày. Trên thị trường chứng khoán Mỹ:
- chỉ số tổng hợp nasdaq có thời điểm bay -1068 điểm tương ứng giảm -6.37%, đóng cửa chỉ còn giảm 567 điểm tương ứng -3.38%
- Chỉ số công nghiệp Downjone có lúc bay 1236 điểm tương ứng giảm -3.11%, đóng cửa phục hồi về 1033 điểm tương ứng giảm 2.6%
- Chí số S&P500 thời điểm giảm sâu nhất bay -4.15%, đóng của phục hồi về -160 điểm tương ứng 3%.
Sự hoảng loạn bán tháo của phiên giao dịch đêm nay vẫn tiếp diễn từ sự khủng hoảng của sự kiện Ngân Hàng Trung Ương Nhật Bản nâng lãi suất lần thứ 2 trong năm nay dẫn đến sự giải phóng nguồn cung ổ ạt từ các giao dịch chênh lệch lãi suất Yen Carry Trade.
Ban đầu, khi BOJ nâng lãi suất hôm 31/7, thị trường thế giới bắt đầu chao đảo, và những số liệu từ báo cáo PMI của ngành sản xuất trong tuần trước như đổ thêm dầu vào lửa, kích hoạt đợt bán tháo rất KHỦNG KHIẾP, rất hoảng loạn trên tất cả các thị trường chứng khoán thế giới. Cụ thể, chỉ số việc làm của báo cáo pmi ngành sản xuất tụt xuống mức cực thấp, gây ra những lo sợ về suy thoái kinh tế tại Mỹ.
Sự hoảng loạn đã giảm bớt rõ rệt khi các chỉ số đều thu hẹp bớt được mức giảm sau khi báo cáo PMI ngành dịch vụ được công bố. Đây là báo cáo rất quan trọng vì nền kinh tế Mỹ tập trung vào các ngành dịch vụ, với thị trường dịch vụ chiếm hơn 3/4 GDP (77%) và sử dụng tới hơn 79,40% lực lượng lao động của cả nước, chiếm khoảng 82% toàn bộ tiền lương của các doanh nghiệp tư nhân trả cho người lao động trên toàn Hoa kỳ. Báo cáo PMI ngành dịch vụ đã đưa ra những con số đầy bất ngờ, trái ngược hoàn toàn với PMI ngành sản xuất trong tuần trước.
Chỉ số PMI của S&P Global US đạt 55.55, thấp hơn một chút so với mức dự báo là 56, nhưng nằm trên mốc 50. Chỉ số PMI của ISM vượt lên trên 50, về mức 51.4 từ mức thấp 48.8 trong tháng trước >> đây là một con số rất tốt, cho thấy là ngành dịch vụ tại thời điểm hiện tại là vẫn đang phát triển. (PMI trên 50 nghĩa thể hiện sự mở rộng và dưới 50 là thu hẹp). (*)
Như đã đưa số liệu minh chứng ở trên, ngành dịch vụ tại Mỹ là xương sống của nền kinh tế Mỹ, là đầu tàu kéo nề kinh tế đi lên, phần lớn việc làm tại thời điểm hiện tại của nền kinh tế Mỹ nằm trong khối dịch vụ. Vì thế, báo cáo PMI ngành dịch vụ là báo cáo quan trọng hơn PMI sản xuất. Cả bai phần trong báo cáo PMI này là giá cả, đơn đặt hàng và việc làm nhìn chung là đều được cải thiện. Con số việc làm trong báo cáo đã được cải thiện lên mức 51.1, cao hơn rất nhiều con số dự báo là 46.6, tức là ngược lại ngược lại hoàn toàn những con số việc làm thể hiện trong báo cáo ngành sản xuất. Đây là một tín hiệu vô cùng tốt cho thấy các doanh nghiệp dịch vụ vẫn đang tiếp tục thuê tuyển việc làm. Tin tức này tạo cho thị trường một sự tự tin hơn rất nhiều về tình hình kinh tế, tình hình lạm Phát, dẫn đến sự hồi phục từ mức thấp, cải thiện tâm lý trên thị trường.
Các chỉ số tương lai thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang tiếp tục phục hồi, với US Tech 100 tăng +243 điểm (1.36%), US500 +1.04%, US30 + 255 điểm (+0.65%). Cho thấy tình hình thế giới sẽ sớm cải thiện, qua đó giải toả áp lực lên thị trường chứng khoán VN các phiên tới, khi mà chỉ số Vnindex đã quay về tới vùng thấp tháng 4 vì Chứng khoán VN không ảnh hưởng sự kiện đồng Yen tăng giá dẫn đến sự hoảng loạn bán tháo của giao dịch chênh lệch lãi suất The Yen Cary Trade. Chứng khoán VN chỉ trở nên bất định khi mà kinh tế Mỹ quá xấu, làm giảm thu nhập hộ gia đình và giảm chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh.
“Nhà kinh tế Claudia Sahm, cựu quan chức Fed, người đặt ra quy tắc Sahm Rule, bác bỏ lo ngại suy thoái. “Tôi không lo ngại rằng, chúng ta đang ở trong thời kỳ suy thoái”, bà nói hôm 2-8 và lưu ý, thu nhập hộ gia đình vẫn tăng trong khi chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh vẫn ổn định. Trong cuộc trả lời phỏng vấn hồi đầu năm, bà nói rằng quy tắc của bà có thể thất bại trong việc dự đoán suy thoái kinh tế trong năm nay. Lý do là vì phần lớn tỷ lệ thất nghiệp tăng trong năm qua không phải do bị làn sóng sa thải mạnh mẽ mà là do sự gia tăng nguồn cung lao động khi lượng dân nhập cư tăng.”
Kết luận: Sau báo cáo PMI dịch vụ tốt, đã xua tan lo ngại suy thoái mỹ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng GDP VN qua đó làm TTCK VN giảm không đáy. Kinh tế mỹ tạm thời là vẫn ổn và vì thế đợt này thị trường khả năng sẽ tạo đáy quanh đây khi mà chỉ số đã quay về đường dưới của kênh giá sideway-up, gần vùng đáy tháng 4, là thời điểm có rất nhiều thông tin tiêu cực về kinh tế chính trị trong nước. Có lẽ, đây là cơ hội mua tốt trong năm chứ không phải thời điểm để bán.
* Dữ liệu PMI của S&P Global được gọi là chỉ số Markit, chỉ số IHS Markit hoặc chỉ đơn giản là chỉ số IHS. Dữ liệu này bao gồm khoảng 1.200 công ty Hoa Kỳ, trong khi khảo sát PMI của ISM chỉ bao gồm khoảng 800 công ty. Những người trả lời S&P đến từ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Về lý thuyết, những người trả lời ISM cũng vậy, nhưng vì cuộc khảo sát được gửi đến các thành viên ISM nên có sự thiên vị đối với các công ty lớn hơn. Cả hai đều chia các chỉ số thành Sản xuất và Dịch vụ. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời buổi ngày nay, vì chúng ta biết rằng lĩnh vực dịch vụ chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì lạm phát ở mức cao, trong khi lĩnh vực sản xuất có xu hướng là trọng tâm của chính sách tài khóa gần đây. PMI dịch vụ là nơi có sự khác biệt lớn nhất giữa hai nhà cung cấp dữ liệu. Cả hai đều sử dụng thuật ngữ “dịch vụ”, nhưng khảo sát ISM bao gồm tất cả các doanh nghiệp phi sản xuất, bao gồm nông nghiệp, khai khoáng, tiện ích, xây dựng, bán lẻ, v.v. Điều này làm cho dữ liệu ISM nhạy cảm hơn với giá hàng hóa. Nó cũng làm cho dữ liệu ISM ít nhạy cảm hơn với sự suy thoái của khu vực tư nhân, vì nó bao gồm các công ty đại chúng mà phản ứng của họ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi chính sách tài khóa hơn là triển vọng kinh tế. Hơn nữa, khảo sát ISM nhắm mục tiêu đến các giám đốc mua hàng (sau cùng thì đó là Viện Quản lý Cung ứng), trong khi S&P hướng đến các giám đốc mua hàng cũng như tài chính và các giám đốc điều hành cấp cao khác. Có thể nói, bộ phận mua hàng không phải là thước đo quan trọng về sức khỏe kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ như ở các nhà sản xuất. Ngoài ra, S&P công bố ước tính “nhanh” về số liệu của mình trước khoảng 12 ngày so với số liệu cuối cùng, dựa trên khoảng 85% dữ liệu đã thu thập được.
Cần lưu ý, trước đây khi thị trường mong FED hạ lãi suất thì tin xấu là tin tốt, vì tin xấu về kinh tế sẽ thúc đẩy việc FED sớm hạ lãi suất. Nhưng hiện tại thì tin tốt về kinh tế là tin tốt chứ không phải là tin xấu dành cho thị trường nữa, vì là chắc chắn chúng ta đang nhìn thấy FED chắc chắn sẽ cắt lái suất vào tháng 9 năm nay. Nên tin tốt về PMI dịch vụ thực sự là tin tốt cho thị trường vì xua đi lo ngại sự suy thoái mạnh mẽ của nền kinh tế do báo cáo PMI sản xuất tuần trước gây ra.
(Bài viết có tham khảo dữ liệu và ý kiến từ nhiều nguồn và một số chuyên gia, do thời gian hơi gấp chưa trích dẫn nguồn cẩn thận được, ad sẽ cập nhật nguồn tríc dẫn sau)