
Toàn Cảnh Thị Trường Ngày 28/03/2025 [THE TSI REPORT]
Vn30 dẵn dắt hành động giá cắt thủng và phục hồi trên vnindex – không có thêm ngày áp lực bán mới
Chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một phiên áp lực khi chỉ số VN-Index giảm 6.35 điểm, tương đương 0.48%, lùi về mốc 1,317.46 điểm. Sau nhịp tăng nhẹ đầu phiên, áp lực lan rộng khiến thị trường nhanh chóng giao dịch trong sắc đỏ trong toàn bộ phần còn lại của phiên giao dịch. Một đợt phục hồi mạnh mẽ của nhiều mã trụ cột khi bất ngờ đảo ngược từ sắc đỏ sang xanh, giúp thị trường có một đợt phục hồi “vỡ òa”. Mặc dù lực ép giá trở lại trong phiên ATC, đưa Vnindex đóng cửa gần sát đáy ngày – chỉ cách mức thấp nhất trong phiên vỏn vẹn 1.74 điểm, nhưng đã giúp vn30 rời khỏi vùng 25% dưới cùng của biên độ giá ngày.

Chỉ số dẫn dắt này đã rời khỏi mức thấp nhất ngày tới 4.1 điểm, tạo một phần bóng dưới dài so với toàn bộ biên độ giao dịch 11.43 điểm. Hành động giá này cũng giúp chỉ số tạo ra một hành động giá kiểu undercut: cắt thủng đáy trước đó và phục hồi lên phía trên mức đáy cũ, một hành động rũ bỏ nguồn cung.

Mặc dù đóng cửa không rời khỏi vùng 25% thấp nhất ngày như vn30, nhưng vnindex cũng đóng cửa phía trên mức 1316.11 – là mức đáy thấp nhất hình thành vào ngày 20/3, và mức giảm khi đóng cửa là nhẹ (chỉ mất -0.49%), và KLGD thấp hơn mức trung bình tới gần -10%.
Hành động cắt thủng và phục hồi là điểm sáng kỹ thuật đáng chú ý trên cả hai chỉ số, nhất là trên chỉ số dẫn dắt vn30. Thanh khoản trên chỉ số dẫn dắt cũng thấp hơn, nên phiên GD hôm nay không bị tính là phiên áp lực bán mới.
Độ rộng thị trường là 1.9/1 nghiêng vền bên bán, với 293 mã giảm so với 152 mã tăng trên sàn HOSE, mở rộng về phía giảm so với mức 1.6/1 hôm thứ Năm. Cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn ổn định chứ không hoảng loạn thu hẹp mạnh độ rộng thị trường.
Thanh khoản khớp lệnh tăng 26.37% so với phiên thanh khoản thấp biên độ hẹp hôm trước, đạt 17,069 tỷ đồng. Nhưng thấp hơn so với mức bình quân 50 phiên. Khối lượng giao dịch cũng tăng 12.8% nhưng thấp hơn mức bình quân 50 phiên -5.11%, cho thấy nguồn cung bán không lớn ngay cả khi chỉ số rung lắc thủng mốc đáy ngày 20/3.
Nhóm midcap là lực cản lớn nhất với mức giảm 0.61%, trong khi smallcap chỉ lùi nhẹ 0.11%. Một số cổ phiếu kéo thị trường xuống như ngân hàng (TCB -0.72%, CTG -0.60%, HDB -1.77%), công nghệ thông tin (FPT -1.74%), bán lẻ (MWG -0.99%), thực phẩm đồ uống (VNM -1.31%) và hóa chất (DGC -2.09%), đặc biệt cổ phiếu trang sức PNJ giảm sâu -3.42%.
Ở chiều ngược lại, nhóm chứng khoán và bất động sản tích cực như BSI (+4.80%), FTS (+1.42%), HCM (+0.98%), VIC (+1.58%) và KBC (+1.18%)… cho thấy thị trường vẫn có sự phân hóa.
Nhịp đập thị trường
– Hành động hôm nay: Thị trường xảy ra undercut – Cắt xuống dưới mức đáy ngày 20/3 rồi phục hồi, là hành động rũ bỏ trong CANSLIM.
– Trạng thái thị trường: Xu hướng tăng gặp áp lực.
– Tỷ lệ giải ngân: vẫn duy trì 100% NAV. NĐT còn vốn, quan sát kỹ thị trường và sẵn sàng giải ngân khi thị trường có thêm tín hiệu tích cực xác nhận cho hành động giá Cắt thủng – Phục Hồi (bẫy gỉam/undercut).
– Danh mục TSI’s Stock Leader: Danh mục ghi nhận 7/9 mã đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng chỉ có FPT (-1.74%) và MSN (-1.30%) điều chỉnh trên 1%. Các mã ngân hàng như TCB, CTG, ACB chỉ giảm nhẹ quanh mức -0.2% đến -0.7%. Trong khi đó, KBC (+1.18%) duy trì được sắc xanh kèm thanh khoản cao. Hai mã STB và MBB điều chỉnh theo thị trường nhưng đã dẫn đầu đà phục hồi mạnh, trước khi đóng cửa tại mức tham chiếu, hành động giá của cả hai mã là tích cực và rất đáng chú ý.
Tin tức vĩ mô – Thị trường quốc tế
Phố Wall chịu sức ép kép từ lạm phát và tâm lý tiêu dùng
Thị trường Mỹ giảm mạnh trong phiên cuối tuần khi báo cáo PCE nóng hơn dự báo và chỉ số niềm tin tiêu dùng rơi về mức thấp nhất kể từ 2022. Nasdaq mất 2.2%, S&P 500 giảm 2%, còn Dow Jones lùi 1.6%, cả ba chỉ số đều đóng cửa dưới MA200. Chỉ số VIX tăng vọt 15.8%, lợi suất TPCP 10 năm giảm về 4.26% và giá vàng lập đỉnh mới – phản ánh dòng tiền trú ẩn gia tăng trong bối cảnh lo ngại vĩ mô quay trở lại.
Nguyên nhân chính: Cú đúp từ lạm phát và tâm lý tiêu dùng
Lạm phát tiêu dùng (PCE) tháng 2 tăng 2.8% YoY, vượt dự báo (2.7%) và tháng trước cũng bị điều chỉnh tăng lên 2.7%. Đây là tín hiệu khiến kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed bị lùi lại.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Michigan rơi xuống 57, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022. Đáng chú ý, kỳ vọng lạm phát 1 năm tới tăng vọt lên 5% (so với 4.3% tháng trước), và có tới 2/3 người dân tin rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng – mức bi quan nhất kể từ năm 2009.
Sự kiện đáng chú ý sắp tới
“Ngày giải phóng thuế quan” (Liberation Day) theo chính sách Trump sẽ diễn ra vào thứ Tư. Mỹ sẽ bắt đầu áp thuế 25% lên ô tô và linh kiện nhập khẩu – một động thái có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong ngắn hạn nếu lan rộng sang các lĩnh vực khác.
Dữ liệu lao động Mỹ quan trọng sắp công bố: ADP (thứ Tư) và Nonfarm Payrolls (thứ Sáu) sẽ quyết định kỳ vọng chính sách tiền tệ tiếp theo của Fed.
Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 5/3., Thứ trưởng bộ công thương đã cho biết: “Hàng xuất khẩu của Việt Nam giúp người tiêu dùng Mỹ tiếp cận được các mặt hàng với giá cả phải chăng hơn”. Ông cũng phát biểu rằng: “Việt Nam được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng từ một số biện pháp thuế quan mới của Mỹ, nhưng không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác. Việt Nam chưa ghi nhận tác động đáng kể từ các chính sách thương mại mới của Mỹ, do hàng xuất khẩu của Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ tại thị trường nội địa.”
Chính phủ VN cũng đã đưa ra một loạt các chính sách giảm thuế quan cho hàng hóa từ Mỹ, cũng như ký hợp đồng mua hàng hóa với mỹ giá trị hơn 50 tỷ đô. Những điểm này kỳ vọng chính sách thuế quan của Mỹ công bố đối với hàng hóa từ Việt Nam sẽ nhẹ nhàng. Trong một bối cảnh chung khi các quốc gia xuất khẩu đều bị đánh thuế cao, thì VN bị nhẹ nhàng sẽ là điểm sáng lớn, giúp hành hóa VN giữ được, thậm chí tăng được khả năng cạnh tranh với cac quốc gia xuất khẩu khác.