
TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG [11.3.2025]
NHÓM NGÂN HÀNG GIỮ VAI TRÒ DẪN DẮT BẤT CHẤP ẢNH HƯỞNG BÊN NGOÀI. GÓI 130 NGÀN TỶ HỖ TRỢ CÁN BỘ NHÀ NƯỚC NGHỈ VIỆC ẢNH HƯỞNG RA SAO?
Thực hiện bởi: TSI Research Team – Nhà đầu tư thành công
Nhịp đập thị trường: Vnindex mạnh mẽ bất chấp TTCK Mỹ giảm mạnh
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực trong phiên giao dịch hôm nay bất chấp ảnh hưởng ban đầu từ TTCK Mỹ. VN-Index đóng cửa ở 1.332,54 điểm, tăng +2,26 điểm (+0,17%), duy trì đà tăng ổn định và tích cực thời gian qua.
Thị trường mở cửa trong sắc đỏ, vào giao dịch trong vùng giảm điểm do ảnh hưởng từ đà giảm mạnh của chứng khoán Mỹ đêm hôm trước. Sang phiên chiều, thị trường hồi phục nhờ lực cầu mạnh ở nhóm vốn hóa lớn. Đặc biệt, nhóm ngân hàng tiếp tục là trụ cột, giúp VN-Index giữ vững tâm lý thị trường và đóng cửa tăng nhẹ.
- VPB (+1,55%), MBB (+1,22%), MWG (+1,29%), TCB (+0,72%), HPG (+0,72%)… là nhóm cổ phiếu hỗ trợ chính giúp VN-Index giữ được sắc xanh trong phiên hôm nay.
- FPT (-1,29%) trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ Mỹ bị bán tháo mạnh, nên vận động vẫn là chấp nhận được, không yếu.
Độ rộng thị trường mở rộng so với phiên liền trước với 231 mã tăng, 247 mã giảm. Đây là điểm rất tích cực trong bối cảnh TTCK Mỹ vừa giảm mạnh, cho thấy sự vững vàng đặc biệt của TTCK VN. Thể hiện rõ ràng quan điểm của TSI từ trước đến nay: “VN là nước hưởng lợi chiến tranh thương mại, nên TTCK VN sẽ có sự khác biệt rõ ràng so với các nước khác, kể cả Mỹ, khi chiến tranh thương mại xảy ra”
Những vận động trong phiên đã diễn biến đúng phân tích intrday trong room tư vấn:
“Mặc dù chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên đêm qua, tác động đến VN-Index chỉ mang tính tâm lý ngắn hạn. Thị trường Việt Nam vẫn giữ được xu hướng tăng nhờ nền tảng vĩ mô ổn định.
Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở các cổ phiếu mạnh, đặc biệt là STB, ACB và nhóm ngân hàng, vốn đang hưởng lợi từ chính sách tiền tệ và dòng vốn mới từ gói hỗ trợ. Khả năng cuối phiên nhiều cổ ngân hàng sẽ xanh.”

Chỉ số Vnindex với cây nến xanh dài, thể hiện sức mạnh rõ rệt của Vnindex so với thế giới
Cổ phiếu tâm điểm: STB & ACB – Cơ hội giữa nhịp điều chỉnh
ACB – Thiết lập lại điểm mua nền giá chiếc cốc
ACB kết phiên ngày 11/3/2025 tại mức tham chiếu 26.45, tạo một cây nến xanh đẹp, thiết lập lại điểm mua của Cốc tay cầm khi đóng cửa phía trên ngưỡng 26.35. Trong phiên, cổ phiếu có thời điểm điều chỉnh nhẹ xuống 26.1, nhưng nhanh chóng thu hẹp đà giảm và đóng cửa gần mức cao nhất ngày. Điều này phản ánh sức mạnh cổ phiếu và lực cầu rất tốt khi thị trường chung có sự rung lắc mạnh do ảnh hưởng từ TTCK thế giới, như nhận định trong room khách hàng hôm nay đã nhấn mạnh:
“ACB nến đã xanh, tức giá hiện tại đã cao hơn giá mở cửa. Thể hiện trạng thái cầu tốt. Thị trường đang phục hồi, dự kiến sẽ tăng điểm trở lại ngay trong phiên. ACE tham gia nhé.”
Mặc dù độ sâu chỉ -8.9%, dưới mức -15% theo yêu cầu của nền giá phẳng, nhưng mẫu hình biểu đồ của ACB hiện nay là cốc và tay cầm chứ không phải nền giá phẳng, vì thời gian kéo dài hơn rất nhiều so với độ dài của nền giá phẳng là 5-7 tuần. Nói đúng ra, đây là mẫu hình chiếc đĩa và tay cầm, một biến thể của cốc tay cầm, vì độ sâu của cốc rất nhỏ.
Theo nguyên lý cung cầu, các nền giá có độ sâu rất nhỏ như trường hợp này của ACB thì được đánh giá là nền giá có chất lượng cao. Ngược lại, các nền giá càng rộng (kéo dài) và lỏng lẻo (độ sâu lớn) thì khả năng breakout thành công càng thấp.

Đối với các mã chặt chẽ như ACB, cổ phiếu có thể bứt phá mà không cần đến tay cầm. Nhưng ACB vẫn hình thành tay cầm, tạo ra một điểm mua rất an toàn, dựa trên vùng tay cầm chặt chẽ hiện tại:
- Vùng mua hiện tại: 26.4 – 27.7
- Mục tiêu ngắn hạn: >32.000 đồng/cổ phiếu trong năm 2025
Như vậy, ACB đang ở vùng mua hấp dẫn trong xu hướng tăng tổng thể, với sức mạnh tương đối lọt top, và lợi thế về định giá, triển vọng ngành sáng… Nhà đầu tư nên mở mua mới ACB với tỷ trọng tối thiểu 25% NAV tại vùng mua nền giá ở 26.4 – 27.7, bới giá mục tiêu 2025 ở trên 32.000/cổ phần.
Nhắc lại một vài thông số cơ bản và KQKD của ACB:
ACB đã công bố lợi nhuận quý 4/2024 đạt 4.500 tỷ đồng, tương đương 18.000 tỷ đồng lợi nhuận cả năm. Với vốn hóa thị trường hiện tại 119.000 tỷ đồng, chỉ số P/E của ACB chỉ ở mức 6.6, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, cho thấy dư địa tăng trưởng còn lớn.
Theo nguyên lý đầu tư theo chu kỳ kinh tế, ngân hàng là nhóm cổ phiếu lý tưởng trong giai đoạn nền kinh tế bắt đầu tăng tốc mạnh như hiện nay. ACB đang hưởng lợi từ tín dụng mở rộng, nợ xấu giảm, và tài sản đảm bảo có xu hướng tăng giá.
Chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% trong năm 2025, thậm chí còn cao hơn nữa tùy theo GDP, càng củng cố triển vọng tích cực của cổ phiếu này.
STB – Đóng nến xanh, về sát tham chiếu, tiếp cận vùng dấu ấn thế kỷ (40K/CP)

STB kết phiên ngày 11/3/2025 ở mức 39.9, giảm nhẹ 0.25%, nhưng vẫn giữ được sắc xanh trên thân nến. Trong phiên, cổ phiếu có thời điểm điều chỉnh xuống 39.4, nhưng nhanh chóng hồi phục về gần tham chiếu, chỉ mất đúng 1 line so với hôm qua, cho thấy lực cầu tốt và sự hấp thụ mạnh của thị trường. Đây là một tín hiệu tích cực, nhất là khi STB đang tiệm cận mốc dấu ấn thế kỷ 40 – một ngưỡng quan trọng trong phân tích hành vi giá.
Nhận định trong room tư vấn hôm nay đã nhấn mạnh:
“STB giá còn đỏ, nhưng nến đã xanh. Với các mã có câu chuyện FA đã rõ ràng như STB, thì chiến lược mua tốt nhất là mua sớm, giá tốt. Nếu cần xác nhận thêm thì dùng các điểm mua tấn công như vừa nói (điểm phá vỡ nền giá, phá các ngưỡng dấu ấn thế kỷ = các mốc chẵn như 40-50… 100-200…).”
Mốc 40 không chỉ là ngưỡng kỹ thuật quan trọng, mà còn là điểm kích hoạt dòng tiền lớn, tương tự cách TCB đã bứt phá mạnh sau khi vượt mốc 30 vào năm 2020.
STB mặc dù đã rời khỏi vùng mua của nền giá chồng nền giá tại ngưỡng 36-38, nhưng vẫn còn cách xa vùng giá mục tiêu là 60 sau khi hoàn thành đề án tái cơ cấu vào năm 2025. Quan sát trên đồ thị, STB đã vượt đỉnh cũ gần nhất, tại 39.7. Cổ phiếu đã thể hiện sức mạnh rất tốt trong phiên hôm nay. Nên kỳ vọng sớm vượt lên trên 40 trong phiên tiếp theo là hoàn toàn hợp lý. Và khi vượt mốc 40, sẽ là “điểm mua tấn công”, tức là chấp nhận mua bên ngoài vùng mua nền giá, để tận dụng đà tăng mạnh, theo chiến lược dấu ấn thế kỷ của Jesse Livermore:
TH1: Nhà đầu tư có sẵn STB cần theo dõi sát diễn biến quanh vùng 40. Nếu vượt vùng này với thanh khoản intradau cao, nhanh chóng gia tăng tỷ trọng, có thể vào 50% NAV hoặc hơn.
TH2: Nhà đầu tư chưa sở hữu STB, còn tiền nhàn rỗi: Mua luôn 1 nửa (10-15% NAV) tại vùng dưới 40, sau đó nhanh chóng gia tăng khi STB vượt 40, xác nhận tín hiệu breakout dấu ấn thế kỷ với động lượng mạnh.
Lịch sử cho thấy, các cổ phiếu FA mạnh như STB, khi vượt qua các mốc dấu ấn thế kỷ như 40, thường tăng tốc rất nhanh.
Tác động từ gói hỗ trợ 130.000 tỷ đồng – Tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán
Một thông tin đánh chú ý hôm nay là Chính sách chi 130.000 tỷ đồng hỗ trợ cán bộ nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy nhà nước. Về bản chất, đây là một gói kích cầu gián tiếp cho nền kinh tế. Khi một lượng tiền lớn được giải ngân, nó sẽ thúc đẩy tổng cầu thông qua tiêu dùng, đầu tư, hoặc gửi tiết kiệm.
Tác động đến thị trường chứng khoán:
– Nhóm ngân hàng hưởng lợi trực tiếp, khi dòng tiền nhàn rỗi từ nhóm đối tượng nhận hỗ trợ có thể được gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư vào cổ phiếu. Điều này giúp cải thiện thanh khoản thị trường và tăng dòng vốn cho nền kinh tế.
– Khu vực tư nhân sẽ phát triển mạnh hơn, do nhiều cán bộ sau khi rời khu vực công có thể sử dụng nguồn vốn hỗ trợ để khởi nghiệp hoặc gia nhập các doanh nghiệp tư nhân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
– Bất động sản và bán lẻ cũng được hưởng lợi, khi chi tiêu tiêu dùng gia tăng nhờ nguồn tiền hỗ trợ từ chính sách này.
Trong bối cảnh VN-Index đang trong xu hướng tăng dài hạn, gói hỗ trợ này có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực, hỗ trợ thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn.